Ký hợp đồng LNG dài hạn: Thách thức mới của châu Âu
Cuộc đua giành các hợp đồng LNG dài hạn Hợp đồng LNG dài hạn là tương lai cho thị trường khí đốt tự nhiên |
Hội nghị thượng đỉnh về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu, tổ chức tại Athens (Hy Lạp), đã mở ra nhiều cuộc thảo luận quan trọng về an ninh nguồn cung LNG ở châu Âu. Những trao đổi này được mở ra trong bối cảnh căng thẳng giữa các mục tiêu khử carbon và nhu cầu đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định. Tuy nhiên, vào năm 2022, nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng 60% so với năm 2021, một dấu hiệu cho thấy châu Âu ngày càng lệ thuộc hơn vào nguồn tài nguyên này. Biến động giá LNG vẫn đang là một thách thức lớn đối với người mua; tình hình trở nên trầm trọng hơn vì chi phí hóa lỏng, vận chuyển và khử carbon đang ngày một gia tăng.
Những thách thức của hợp đồng dài hạn
Các chuyên gia trong ngành, chẳng hạn như ông Steve Hill – Phó giám đốc điều hành của Shell (Anh – Hà Lan), nhấn mạnh tính cần thiết của việc đầu tư bền vững và ký kết hợp đồng dài hạn nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực LNG. Những cam kết dài hạn này, vốn có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh nguồn cung ở châu Âu, đặt ra một thách thức lớn: Làm sao để đặt chúng ngang hàng với những cam kết khử carbon của EU? Dù thế nào đi nữa, thì những hợp đồng được ký kết gần đây, đặc biệt là các thỏa thuận kéo dài 27 năm giữa các công ty châu Âu và QatarEnergy, là minh chứng cho thấy EU muốn đảm bảo có nguồn cung LNG lâu dài.
Biến động thị trường và thách thức
Sự biến động vốn có của thị trường LNG, trở nên trầm trọng hơn bởi các yếu tố như giá cả và độ nhạy cảm theo mùa, tiếp tục đặt ra một thách thức đáng kể. Ngoài ra, những tiếng nói như Rashid Al Mazrouei của ADNOC chỉ ra rằng sự biến động này rõ rệt hơn trong lĩnh vực LNG so với khí đốt tự nhiên. Việc đàm phán hợp đồng ngày càng trở nên phức tạp hơn khi người mua tìm kiếm sự linh hoạt hơn để thích ứng với những biến động này.
Rủi ro từ nguồn cung tập trung
Một vấn đề khác được đề cập đến tại hội nghị thượng đỉnh, là những rủi ro phát sinh từ việc tập trung nguồn cung LNG. Nếu chỉ dựa vào Mỹ và Trung Đông làm nguồn cung LNG chủ yếu, châu Âu có nguy cơ phụ thuộc họ về mặt địa chính trị. Do đó, cần phải cân bằng lại tình hình bằng cách đa dạng hóa nguồn cung, từ đó giúp giảm thiểu rủi ro nguồn cung bị tập trung vào một điểm duy nhất.
Nhìn chung, nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng của châu Âu thông qua LNG đang phát sinh nhiều thách thức phức tạp. Các hợp đồng dài hạn - phương thức chống lại tình trạng biến động giá, phải được cân bằng cẩn thận với nhu cầu khử carbon. Trong tương lai, đa dạng hóa nguồn cung sẽ tạo cho EU một nền tảng năng lượng ổn định hơn.
Nguồn:Ký hợp đồng LNG dài hạn: Thách thức mới của châu Âu