Kỳ vọng gì ở COP27?
COP27: Tài chính khí hậu là vấn đề then chốt [COP27] Sẽ có bao nhiêu quốc gia công bố kế hoạch giảm khí methane? |
Trong phiên khai mạc hôm 6/11, Chủ tịch COP27 Sameh Shoukry nhấn mạnh việc quyết định có nên bồi thường cho những nước nghèo bị tác động bởi biến đổi khí hậu hay không đang tạo ra "một không gian ổn định cũng như cơ chế" để thảo luận về "tính cấp bách của việc thu xếp tài trợ". Ông cho rằng, trong hơn một thập kỷ, các quốc gia giàu có đã từ chối các cuộc thảo luận về những mất mát và thiệt hại mà những nước nghèo phải chịu vì tình trạng nóng lên toàn cầu cũng như làm thế nào để hỗ trợ họ.
Những người tị nạn ở Minawao, phía Đông Bắc Cameroon trồng cây trong khu vực đã bị phá rừng do biến đổi khí hậu và hoạt động của con người. Ảnh: UNHCR |
Theo ông Sameh Shoukry, các cuộc thảo luận về tổn thất và thiệt hại hiện nay trong chương trình nghị sự COP27 sẽ không đảm bảo việc bồi thường hay nhất thiết quy kết trách nhiệm cho bên nào nhưng sẽ hướng đến một quyết định mang tính then chốt không muộn hơn năm 2024.
Trước khi COP27 diễn ra, theo thông tin chính thức, ngoài Mỹ, vẫn chưa rõ có bao nhiêu quốc gia trong số 10 quốc gia phát thải khí methane hàng đầu trên thế giới sẽ trình bày kế hoạch tại Hội nghị COP27. Trong khi đó, hai quốc gia phát thải khí methane lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ đã không tham gia ký GMP và các quốc gia phát thải lớn khác như Brazil dự kiến sẽ không đưa ra kế hoạch kịp thời tại hội nghị.
Trước đó, giới quan chức Trung Quốc cho rằng các nước giàu phải bỏ "hô hào suông" khi thảo luận về biến đổi khí hậu và thực hiện cam kết tài trợ đã đưa ra. Theo Vụ trưởng Vụ Ứng phó Biến đổi Khí hậu thuộc Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc Lý Cao, đặt ra mục tiêu rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém, thậm chí hơn, là biến mục tiêu thành hành động. Ông Lý cho rằng các nước cần cho thấy "mục tiêu thực tế" tại hội nghị, thay vì đưa ra các khẩu hiệu "hô hào suông".
Tại COP15 (2009) ở Đan Mạch, các quốc gia phát triển cam kết huy động 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển thích nghi với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên đó chỉ trên lý thuyết (lời hứa), thực tế nhiều quốc gia chây ì đóng góp như đã cam kết. Việc trì hoãn cung cấp khoản tiền này đã cản trở nghiêm trọng tiến trình và ảnh hưởng "lòng tin lẫn nhau".
Nguồn:Kỳ vọng gì ở COP27?