Làm sao để giải bài toán thay thế cát sông?
Vì sao Công ty Hải Toàn bị thu hồi giấy phép khai thác cát trên sông Tiền? |
Bài toán thay thế cát sông đang là vấn đề nan giải tại ĐBSCL |
Ngày 24/11 vừa qua, tại TP.Cần Thơ đã diễn ra Toạ đàm trưc tuyến “Vật liệu nào thay thế cát sông?”. Toạ đàm do Quyền Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Lê Anh Đạt, ông Dương Tấn Hiển – Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Cần Thơ đồng chủ trì. Bên cạnh đó, Toạ đàm cón có sự tham gia của các chuyên gia linh vực kinh tế, môi trường.
Phát biểu khai mạc Toạ đàm, Quyền Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Lê Anh Đạt cho rằng, việc thiếu cát sông trong xây dựng cũng gián tiếp thúc đẩy tình trạng khai thác cát quá mức ở các con sông. Việc khai thác quá mức ở các con sông chính là cách chúng ta đang chống lại thiên nhiên, làm thay đổi tự nhiên và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của con người.
Do vậy, Nhà báo Lê Anh Đạt mong muốn buổi toạ đàm cần tập trung nêu rõ thực trạng thiếu cát hiện nay và tìm ra được những giải pháp, cách thức để tìm ra vật liệu thay thế cát sông hiện nay.
Toạ đàm trưc tuyến “Vật liệu nào thay thế cát sông?” |
Cũng tại Toạ đàm, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho hay, hiện địa phương có 2 công trình cao tốc đi qua là cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Cần Thơ – Hậu Giang và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 thành phần 2 đi qua địa bàn TP Cần Thơ.
Đối với cao tốc Bắc-Nam sẽ phải sử dụng khoảng là 6 triệu m3 cát, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng cũng sẽ phải dùng khoảng trên 5 triệu m3 cát. Vậy nhưng, qua đánh giá của ngành liên quan, hiện lượng cát trên địa bàn chỉ còn khoảng 5,3 triệu m3. Tuy nhiênm, chất lượng cát tại địa phương cũng không đủ quy chuẩn để làm đường cao tốc.
Mặt khác, cát ở lòng sông Hậu là tài nguyên khoáng sản hữu hạn. Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) năm 2023 đánh giá, nếu như chúng ta thực hiện với trữ lượng hiện tại và khai thác như hiện nay thì chúng ta chỉ còn tồn tại khoảng một thập kỷ.
Trước những khó khăn như thế, TP Cần Thơ đã giao các sở ngành nghiên cứu sử dụng cát biển để thay thế cát sông. Nhưng việc này phải qua nghiên cứu sâu trong thời gian dài để làm sao sử dụng cát mà không ảnh hưởng tới môi trường.
Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nêu ra một số khó khăn trong việc tìm vật liệu thay thế cát sông để xây dựng cao tốc. |
Theo PGS.TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ nhận định, vấn đề sử dụng cát hiện nay đang mất cung cầu nghiêm trọng. Nạn khai thác cát cũng đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân ven sông, khu vực chịu ảnh hưởng bởi nạn sạt lở; gây ảnh hưởng đến môi trường, an ninh.
Để giảm vật liệu thay thế cát, PGS.TS Lê Anh Tuấn đề xuất nghiên cứu, áp dụng những những phương án, như: xay đá thành cát; nghiên cứu thay đổi kết cấu công trình; phát triển giao thông đường thuỷ; dụng trộn tro xỉ thay thế cát sử dụng ở một số công trình,…Và nhập cát nơi khác về Việt Nam.
Còn theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp nhận định, cần có chính sách đặc biệt để khuyến khích những nghiên cứu khoa học, nhất là việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học để ứng dụng. Cần công bố tiêu chuẩn về xây dựng giao thông và liên quan tới vật liệu xây dựng mới, ví dụ phải có công bố tiêu chuẩn về cát biển để quyết toán các công trình…
Ngoài ra, cần có những chính sách về thuế, về khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng khác thay thế cát. Trước tiên là các dự án đầu tư công, sau là sử dụng trong những công trình dân dụng khác. Làm sao để khuyến khích giảm thuế thì người dân sẽ thay đổi thói quen và ứng dụng nhiều hơn.
Tại buổi tọa đàm nhiều chuyên gia nhận định, cán cân cung - cầu cát ở Đồng bằng sông Cửu Long đang mất cân bằng hết sức nghiêm trọng. Do đó, các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực xây dựng cần giảm hoặc cân bằng cung - cầu hoặc nhất là hiện nay một số nhu cầu cát sông chưa chắc đã chính đáng. Ngoài ra, hiện nay còn bất cập trong khai thác, quản lý tài nguyên cát.
Về phương án để giảm bớt việc khai thác hoặc vật liệu thay thế cát sông, các chuyên gia đưa ra một số giải pháp như xay đá thành cát, nghiên cứu thay đổi kết cấu công trình, phát triển giao thông đường thủy, giảm bớt việc xây dựng đường bộ, trộn tro xỉ thay thế cát, làm đường cao tốc trên cao…
Nguồn:Làm sao để giải bài toán thay thế cát sông?