Làm thế nào để giảm khí thải carbon hướng tới sản xuất bền vững
Nỗ lực giảm phát thải CO2 từ cộng đồng và doanh nghiệp
Với việc biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, mục tiêu giảm khí thải CO2 càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Việc giảm lượng khí thải carbon không chỉ giúp bảo vệ hành tinh mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh mới, thúc đẩy sự đổi mới và tăng trưởng.
Đối với cá nhân, nhiều người trong chúng ta nhận thức được những cách cơ bản giúp giảm tiêu thụ CO2 một cách dễ dàng như: lái xe ít hơn, tiêu thụ ít thịt hơn, tìm các phương pháp hiệu quả hơn để cung cấp nhiên liệu cho ngôi nhà và mua sắm tại địa phương. Đây là những bước tương đối dễ dàng để giảm lượng khí thải carbon.
Biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Bonn, Đức vào tháng 9 năm 2019. (Nguồn: Unsplash.com) |
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris, đây là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý liên quan đến biến đổi khí hậu.
Năm 2011, Nghị định thư về giảm phát thải khí nhà kính đã được ban hành. Nghị định thư này đã chia lượng khí thải của các doanh nghiệp thành 3 loại: Phạm vi 1, phạm vi 2 và phạm vi 3.
Phạm vi 1 bao gồm tất cả các khí thải mà một công ty hoặc tổ chức gây ra trực tiếp. Khí thải trực tiếp bao gồm xe của công ty, quá trình đốt cháy, chất làm mát, tạo hơi nước và rò rỉ từ các hệ thống như điều hòa không khí. Quá trình đốt cháy có thể là từ sản xuất: động cơ đốt trong của máy quét rác hoặc đơn vị năng lượng khẩn cấp của hệ thống sưởi tòa nhà.
Phạm vi 2 bao gồm tất cả các phát thải gián tiếp. Khí thải gián tiếp bao gồm nhiệt, điện và hơi nước được mua bởi các công ty từ các nhà cung cấp bên ngoài. Lượng khí thải carbon của một công ty phụ thuộc vào mức độ "xanh" của việc tạo ra năng lượng mua này.
Phạm vi 3 bao gồm tất cả các khí thải có nguồn gốc từ các nguồn độc lập bên ngoài nhưng là hậu quả của các hoạt động của công ty: khoảng cách của nhân viên đến nơi làm việc; chất thải từ sản xuất và công việc hàng ngày; vận chuyển vật liệu; tiêu thụ nước của nhân viên và sản xuất; mức tiêu thụ nhiên liệu của nhà cung cấp; giao hàng đến khách hàng; chất thải từ các sản phẩm do khách hàng xử lý.
igus® đã làm gì để giảm lượng khí thải carbon?
igus® tận dụng tái chế nhựa, góp phần vào nền kinh tế tuần hoàn. |
Đối với igus®, phát triển bền vững không chỉ là một khẩu hiệu, mà là một cam kết sâu sắc. Mục tiêu của igus® là trung hòa CO2 trong hoạt động sản xuất vào năm 2025. Nhà máy tại Cologne, Đức của igus® đã chuyển sang sử dụng điện xanh và khí đốt trung hòa khí hậu vào năm 2021, thải ra ít CO2 hơn 31,2% so với năm 2020. Đây là một bước tiến quan trọng hướng tới mục tiêu bền vững.
igus® đã hướng tới trung hòa CO2 bằng những giải pháp cụ thể như: Trong sản xuất, các máy ép phun cũ, tốn nhiều năng lượng của Công ty đang dần được thay thế bằng các máy mới, tiết kiệm năng lượng hơn; Ánh sáng trong các phòng sản xuất hiện đang được chuyển đổi sang đèn LED; Quản lý rò rỉ toàn diện đã cho phép tiết kiệm năng lượng trong sản xuất khí nén. Qui trình sản xuất bạc lót trơn, dòng sản phẩm ECO được làm regranulate từ chất thải sản xuất của chính công ty. Chương trình tái chế "chainge" thu lại xích nhựa công nghiệp cũ và tái chế.
Vào tháng 4 năm 2022, igus® đã ra mắt sản phẩm đầu tiên được làm từ vật liệu tái chế, xích dẫn cáp seri E2.1.CG. Hệ thống quản lý môi trường của igus® được chứng nhận theo ISO 14001 và hệ thống quản lý năng lượng tương ứng theo ISO 50001:2018. Nhân viên và khách hàng có thể sạc xe điện tại 20 điểm sạc trong khuôn viên nhà máy.
Thông qua các nghiên cứu và phát triển về tái chế vật liệu, igus® đang nỗ lực để ít gây tổn hại đến môi trường hơn. Tính đến tháng 4/2022, igus® đã trung hòa khí hậu 95% theo Phạm vi 1 và 2. Doanh nghiệp cũng đã chuyển sang sử dụng điện xanh và khí đốt trung hòa khí hậu, giúp giảm đáng kể lượng khí thải CO2.
Tìm hiểu thêm về tính bền vững tại igus®: https://bit.ly/3YTiZRV
Nguồn: Làm thế nào để giảm khí thải carbon hướng tới sản xuất bền vững