Hà Nội: 36°C
Thừa Thiên Huế: 39°C
TP Hồ Chí Minh: 36°C
Quảng Ninh: 37°C
Hải Phòng: 32°C

Làm thêm - Bài toán đau đầu đối với sinh viên

Luật Việc làm dự thảo lần hai đang được lấy ý kiến rộng rãi. Luật được người dân rất quan tâm, trong đó có sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. Và điều bạn trẻ quan tâm nhất lại là thời gian làm thêm được quy định trong dự thảo luật, vì nó liên quan đến việc học tập cũng như sắp xếp thời gian làm thêm sao cho hợp lý.
Làm thêm - Bài toán đau đầu đối với sinh viên
Ảnh minh họa.

Luật này có 8 chương, 145 điều, với những quy định toàn diện, chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế. Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong thời gian qua là Điều 30, quy định về việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên:Học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động được làm việc nhưng không quá 20 giờ trong 1 tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ trong 1 tuần trong kỳ nghỉ và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động.

Băn khoăn nhất chính là số giờ lao động trong một tuần. 48 giờ là ít hay nhiều? Những sinh viên “nhà có điều kiện”, đi làm để trải nghiệm, đi làm “cho vui”, thì thấy thời gian đó là hợp lý, nhưng số đông cần có thu nhập để bù cho nguồn chu cấp eo hẹp của gia đình thì thấy như vậy là quá ít. Ít bởi mỗi giờ làm thêm đối với những công việc lao động chân tay thường chỉ được trả 20 đến 25 nghìn đồng. Như vậy tuần làm thêm 48 giờ thì chỉ kiếm được khoảng 1 triệu đồng.

Tôi có đứa cháu gái đang học Đại học Tài chính. Cháu bảo, tìm việc làm phù hợp với chuyên môn đang học khó lắm. Cháu làm part time (bán thời gian) ở một quán cà phê, mỗi giờ được trả 25 nghìn đồng. Đầu tuần cứ xem lịch học, “hở” khoảng nào là đăng ký với chủ quán đi làm, cho nên cũng có thêm chút đỉnh đóng tiền học và mua sắm đồ dùng cá nhân, bớt gánh nặng cho bố mẹ làm nông ở quê. Cũng có bạn ở trường khác vào dịp đi thực tập thì có thể làm full time (toàn bộ thời gian), sẽ có mức thu nhập cao hơn.

Bù lại khoảng thời gian làm thêm các bạn sinh viên sẽ vô cùng vất vả, chuyện trắng đêm học bài, ôn thi là... bình thường. Họ rất ít thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Ngày lễ ngày tết cũng không về quê mà ở lại thành phố đi làm. “Nghề” làm thêm thì đủ, từ làm gia sư, biên dịch sách báo, đến bán hàng tại các shop thời trang, chạy xe ôm, cửu vạn, bưng bê ở nhà hàng... Sinh viên báo chí, văn chương xem ra có vẻ sang trọng hơn thì tìm đến các tòa soạn báo xin thực tập và đi viết tin bài đăng báo. Nhà báo tương lai nào viết giỏi thì cũng có thu nhập chính đáng từ nhuận bút. Nhưng chuyện này khó như “hái sao trên trời”, vì để có thể làm việc với chính quyền, doanh nghiệp đã khó, đăng bài càng khó hơn.

Trở lại vấn đề chính, nhiều chuyên gia lao động việc làm cho rằng, quy định sinh viên làm thêm 48 giờ trong tuần là không phù hợp, nói rõ hơn là quá ít.

Không phải chỉ ở nước ta mà sinh viên các nước trên thế giới cũng đều được khuyến khích đi làm ngoài giờ học, một phần để có thêm thu nhập, phần khác là để gắn lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành. Chúng tôi có dịp đến một số nước châu Âu, mới nhất là đến Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Trung bình các nước châu Âu như Pháp, Hà Lan, Anh... cho phép sinh viên làm thêm mỗi năm không quá 1.000 giờ (trung bình mỗi tuần 20 giờ).

Tuy nhiên, ở châu Á, thời gian cho phép làm thêm nhiều hơn. Cụ thể, sinh viên tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan được phép làm thêm không quá 30 giờ mỗi tuần. Xin lưu ý, những quốc gia nêu trên là các nước phát triển, thu nhập cao. Và con số giờ làm thêm chỉ áp dụng đối với sinh viên từ các quốc gia khác đến du học, không có giới hạn nào với sinh viên trong nước. Còn Việt Nam là nước đang phát triển, thu nhập trung bình, không thể áp dụng như vậy.

Khi quy định về việc tham gia lao động cần thực hiện đúng luật pháp, coi lao động là quyền của mỗi công dân. Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng trong quyền được làm việc. Theo đó, sinh viên cũng có đầy đủ các quyền lợi như mọi công dân. Chỉ có sinh viên quốc tế mới phải tuân thủ quy định về số giờ làm thêm, với mục đích bảo vệ quyền cư trú hợp pháp và bảo vệ lao động nội địa.

Qua các phân tích nêu trên, chúng tôi thấy, dự thảo Luật Việc làm yêu cầu bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người lao động nhưng lại giới hạn về giờ làm việc của sinh viên là mâu thuẫn. Đấy là nói bài bản, còn nói giản dị hơn thì việc tạo điều kiện để học sinh, sinh viên tìm việc và làm việc tốt là giúp họ có thêm đồng ra đồng vào và trau dồi kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, tích lũy kinh nghiệm, nhất là các bạn chọn được công việc gần với chuyên môn được đào tạo. Kiến thức là cái học được, tích lũy được, còn kỹ năng là khả năng ứng dụng và thực hành. Sinh viên sư phạm đi làm gia sư, sinh viên mỹ thuật đi vẽ tranh, sinh viên âm nhạc đi biểu diễn (dẫu chưa phải ở những sân khấu sang trọng)... thì còn gì lý tưởng hơn.

Tôi nhớ mãi tâm sự của một sinh viên năm cuối Học viện Báo chí & Tuyên truyền: Đi làm thêm có được và có mất, nhưng được nhiều hơn mất. Được nhất là tự chủ, tự lập, tự hoàn thiện mình. Còn mất, có thể là, không bố trí hợp lý thời gian học và làm, căng thẳng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, và không tránh khỏi rủi ro, thậm chí bị lừa gạt. Hãy coi mất là học phí cho mình. Thay vì ngần ngại, than vãn, hãy tỉnh táo và thử sức mình để không vuột mất cơ hội!

Nguồn:Làm thêm - Bài toán đau đầu đối với sinh viên

Hải Đường
petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doãn Quốc Đam và em trai tái hợp lần 6 trong phim mới, còn làm điều không tưởng khiến khán giả thích thú

Doãn Quốc Đam và em trai tái hợp lần 6 trong phim mới, còn làm điều không tưởng khiến khán giả thích thú
Anh em Doãn Quốc Đam gây chú ý trong lần thứ 6 tái hợp

Bóng đá Việt Nam ra châu Á có thống kê đáng chê: 7 trận bị 4 thẻ đỏ, 5 quả phạt đền

Bóng đá Việt Nam ra châu Á có thống kê đáng chê: 7 trận bị 4 thẻ đỏ, 5 quả phạt đền
Trong hai giải đấu châu lục gần nhất, bóng đá Việt Nam có thống kê đáng quên vì thói quen chơi xấu

G7 họp bàn mục tiêu tham vọng về chiến lược khí hậu tại Italy

G7 họp bàn mục tiêu tham vọng về chiến lược khí hậu tại Italy
Các bộ trưởng môi trường của G7 hôm 29/4 đã họp tại thành phố Turin của Italy để thảo luận các giải pháp chiến lược về môi trường và biến đổi khí hậu.

Đợt nắng nóng gay gắt sẽ kéo dài đến bao giờ?

Đợt nắng nóng gay gắt sẽ kéo dài đến bao giờ?
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đến ngày 1/5, nắng nóng gay gắt ở Bắc Bộ mới có dấu hiệu suy giảm. Còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, nắng nóng giảm dần từ ngày 4-5/5.

Đắk Lắk: Lễ cúng cầu mưa tại buôn Ky

Đắk Lắk: Lễ cúng cầu mưa tại buôn Ky
Sáng ngày 27/4, UBND phường Thành Nhất (TP. Buôn Ma Thuột) tổ chức Lễ cúng cầu mưa tại buôn Ky.
Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

NORWAY - A Time-Lapse Adventure 4K

NORWAY - A Time-Lapse Adventure 4K

This is a time-lapse video resulting from a 15,000 km (almost 10,000 miles) long road trip and tens of thousands of images taken along the way over the last 5 months. The journey has covered all of Norway’s 19 counties, from the far south to the Russian border in the Northeast. The aim of this 5 minute short film is to show the variety of Norway, everything from the deep fjords in the Southwest, to the moon landscape in the North, the Aurora Borealis (Nothern Lights) and the settlements and cities around the country, both in summer and wintertime. The video shows some of the most scenic places in Norway, such as Lofoten, Senja, Helgelandskysten, Geirangerfjorden, Nærøyfjorden and Preikestolen.
NEW ZEALAND ASCENDING | 8K60

NEW ZEALAND ASCENDING | 8K60

Explore southern New Zealand in a journey from the dry highlands of canterbury to the lush rainforests of the westcoast and the rugged coastlines of the south to the highest peaks of the southern Alps. Captured in incredibly detailed 8K resolution and mastered at 60fps this video is aimed to bring you as close to the scenery as being just on location. Within the production-time of 16weeks, 185000 photos have been taken, 8TB of raw-material shot, over 220 hours of time captured, 8000km driven and over 1000 hours have been spent for post-production.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.