Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 34°C
Quảng Ninh: 24°C
Hải Phòng: 22°C

Long An tăng cường quan trắc, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Cùng với tốc độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa, môi trường trên địa bàn tỉnh Long An cũng chịu những tác động tiêu cực. Trước thực trạng này, tỉnh triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường, trong đó công tác quan trắc môi trường được chú trọng.

Bên cạnh việc kiểm tra, phát hiện, xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường thì công tác kiểm soát, quan trắc chất lượng môi trường không khí được Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Long An thực hiện định kỳ. Trên địa bàn tỉnh đã lắp đặt 3 trạm quan trắc tự động nước mặt, không khí tại xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa; thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức; thị trấn Cần Giuộc, huyện Cần Giuộc.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh ban hành kế hoạch quan trắc môi trường không khí trên địa bàn tỉnh, mục đích nhằm đánh giá chất lượng môi trường; đánh giá ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng môi trường; theo dõi diễn biến chất lượng môi trường không khí để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường về chất lượng môi trường khi quan trắc.

Trong năm 2024, Sở Nông nghiệp và Môi trường thực hiện 6 đợt thời gian cách 2 tháng thực hiện một đợt. Mỗi đợt quan trắc tại 70 điểm và được chia thành 5 nhóm khu vực. Cụ thể, các khu, cụm công nghiệp (CCN) 37 vị trí; khu dân cư 18 vị trí; giao thông 8 vị trí; bãi rác 3 vị trí...Việc quan trắc chất lượng môi trường không khí bao gồm các thông số: Tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn. Các thông số lấy mẫu và phân tích khác như lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), cacbon monoxit (CO), bụi lơ lửng tổng số (TSP), chì (Pb).

Long An tăng cường quan trắc, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Công tác quan trắc môi trường không khí được Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh triển khai định kỳ.

Đối với Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, CCN Hoàng Gia quan trắc thêm 1 thông số Phenol; đối với KCN Thuận Đạo, KCN Nhựt Chánh, CCN Long Định - Long Cang quan trắc thêm 2 thông số gồm NH3, H2S; đối với CCN Lợi Bình Nhơn quan trắc thêm 3 thông số gồm Phenol, NH3, H2S; đối với KCN Đức Hòa 1 - Hạnh Phúc, KCN Đức Hòa 3, KCN Thái Hòa quan trắc thêm các thông số thuốc bảo vệ thực vật gồm Benzen, Toluen, Xylen.

Kết quả các đợt quan trắc trong năm 2024 cho thấy hiện trạng chất lượng môi trường không khí ổn định. Tại 9 khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nồng độ bụi, CO, NO2, SO2 và mức ồn tại tất cả các vị trí khảo sát đều đạt quy chuẩn quy định. Tại khu dân cư và khu đô thị, mạng lưới quan trắc giao thông, mạng lưới quan trắc bãi rác và môi trường nền thì nồng độ các thông số bụi, CO, NO2, SO2 đều nằm trong giới hạn cho phép...

Cùng với việc kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm môi trường không khí, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh triển khai chương trình quan trắc chất lượng môi trường nước mặt được thực hiện định kỳ hàng năm. Việc quan trắc chất lượng nước mặt nhằm theo dõi diễn biến, đánh giá hiện trạng và phản ánh kịp thời chất lượng môi trường nước mặt các tuyến sông, kênh, rạch chính thuộc địa phận tỉnh.

Trong năm 2024, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh quan trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh với tần suất 6 đợt/năm tại 68 vị trí được phân bố trên 7 tuyến sông, kênh, rạch chính, gồm sông Vàm Cỏ Đông (8 vị trí), sông Vàm Cỏ Tây (12 vị trí), sông Bảo Định (5 vị trí), sông Vàm Cỏ (6 vị trí), sông Cần Giuộc (4 vị trí), kênh Thầy Cai (8 vị trí) và các tuyến kênh, rạch chính (25 vị trí).

Kết quả quan trắc ghi nhận nước mặt cho thấy, các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Bảo Định, chất lượng nước còn khá tốt, chủ yếu ô nhiễm nhẹ chất hữu cơ, dinh dưỡng. Đối với các tuyến kênh, rạch như kênh T1 (huyện Đức Hòa), kênh Thầy Cai, kênh An Hạ, sông Bến Lức và một số kênh, rạch chính trên địa bàn huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước bị ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng khá cao và kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng mỹ quan, hoạt động sản xuất nông nghiệp và chất lượng cuộc sống của người dân.

Khu vực sông Cần Giuộc, nước bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, nhiễm phèn và nhiễm mặn vào các tháng mùa khô. Chất lượng nước sông Cần Giuộc khu vực thượng nguồn (giáp ranh TP.HCM) nhìn chung có phần kém hơn so với đoạn sông chảy qua địa bàn huyện Cần Giuộc. Ngoài ra, quan trắc chất lượng nước mặt kênh Thầy Cai trong năm 2024 cho thấy bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, nhiễm phèn và vi sinh tại đa số vị trí khảo sát.

Long An tăng cường quan trắc, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Ngành chức năng tỉnh tăng cường công tác quan trắc môi trường nước, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm tại khu vực này.

Để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường công tác quy hoạch, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ các nguồn nước thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp thải vào các sông, kênh, rạch đã và đang bị ô nhiễm. Xây dựng và vận hành hiệu quả các hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư tập trung.

Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, dự án đầu tư, xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc và dự báo, cảnh báo chất lượng nước; các nhiệm vụ, dự án xử lý, cải thiện chất lượng nước khu vực, đoạn sông bị ô nhiễm. Đối với những vị trí có nồng độ các thông số vượt quy chuẩn quy định nhiều lần hoặc vị trí có nhiều thông số vượt quy chuẩn cần theo dõi thường xuyên và lưu ý trong việc sử dụng nước đúng mục đích nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Thời gian tới, ngành chức năng tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí nhằm tăng cường công tác quản lý thông qua kiểm soát nguồn thải, giám sát chất lượng không khí xung quanh; đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường không khí, những nguy cơ gây ô nhiễm; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường làm cơ sở đề xuất các giải pháp, biện pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí trên địa bàn.

Khuyến khích các doanh nghiệp đang hoạt động, các chủ dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường áp dụng kỹ thuật hiện đại tốt nhất đối với ít nhất một hoạt động hoặc công đoạn sản xuất sớm hơn lộ trình quy định tại Luật Bảo vệ môi trường.../.

Nguồn: Long An tăng cường quan trắc, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Lê Hồng
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kinh tế xanh: Khai thác, nâng cao giá trị sản phẩm từ rong biển

Kinh tế xanh: Khai thác, nâng cao giá trị sản phẩm từ rong biển
Rong biển là một trong những nguồn lợi thuỷ sản mang lại nguồn thu ổn định cho người dân tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, việc khai thác, chế biến sâu rong biển tại Quảng Nam hiện nay chưa được đẩy mạnh, và chưa phát huy được hết tiềm năng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP

Gia tăng giá trị nông sản từ sản phẩm OCOP
Để giải bài toán giúp người nông dân phát triển kinh tế, cùng với các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trong quá trình xây dựng NTM, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP). Theo đó, việc phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với phát triển và xây dựng NTM.

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân

Quy định khung giá bán lẻ điện bình quân
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh. Khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương sẽ điều chỉnh khung giá.

Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024

Điểm tin ngân hàng ngày 4/4: Tăng trưởng tín dụng năm 2025 cao gấp 10 lần so với cùng kỳ 2024
SHB được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất; Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 31.500 tỷ đồng trong năm 2025; Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm làm Chủ tịch Agribank; VPBank điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm từ tháng 4/2025…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Ứng phó thời tiết cực đoan, bất thường thời điểm giao mùa

Ứng phó thời tiết cực đoan, bất thường thời điểm giao mùa
Là thời điểm giao mùa nên nhiều khả năng xảy ra các trận dông, lốc, sét và mưa đá trên phạm vi rộng. Những hiện tượng thời tiết nguy hiểm này xảy ra rất nhanh trong thời gian ngắn, khó có thể dự báo xa. Do đó, người dân cần đề phòng và ứng phó hiệu quả.