Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
Hải Phòng: 26°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 23°C

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải trong sản xuất cà phê

Là ngành hàng có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên sản xuất cà phê tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là trong quản lý chất thải và sử dụng vật tư nông nghiệp.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, quản lý chất thải trong ngành cà phê ở Việt Nam còn nhiều hạn chế do nhận thức của người dân, công nghệ xử lý chưa đồng bộ và thiếu các chính sách hỗ trợ. Chất thải từ sản xuất cà phê (vỏ quả, bã cà phê, nước thải chế biến, bao bì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...) chưa được thu gom và xử lý đúng quy định đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và suy thoái đất do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không hợp lý làm mất cân bằng hệ vi sinh vật và phát thải khí nhà kính từ quá trình chế biến và vận chuyển.

Do đó, việc đảm bảo sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải đúng cách là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ từ chính sách đến hành vi của người sản xuất.

Với diện tích khoảng 176 nghìn ha, sản lượng đạt gần 600 nghìn tấn/năm, những năm qua, để nâng cao giá trị cho ngành hàng cà phê, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung phát triển sản xuất cà phê bền vững theo các tiêu chuẩn chứng nhận đạt trên 86 nghìn ha như: Chứng nhận hữu cơ, VietGAP, 4C…

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, hàng năm, nông dân canh tác cà phê của tỉnh đã sử dụng trên 350 nghìn tấn phân bón, trong đó phân bón hữu cơ khoảng 140 nghìn tấn, phân bón vô cơ trên 200 nghìn tấn. Ngoài việc sử dụng phân bón thì việc sử dụng thuốc BVTV hóa học phổ biến nếu không được thu gom, xử lý đúng quy trình sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.

Trước thực trạng trên, những năm qua tỉnh Lâm Đồng luôn quan tâm chỉ đạo sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường thông qua các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Qua đó, sản phẩm nông sản nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng luôn đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải trong sản xuất cà phê
Nông dân tận dụng phụ phẩm từ cà phê để làm phân bón. Ảnh: TT.

Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê là cây trồng có tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh, chiếm khoảng trên 35%. Tỉnh có diện tích đứng thứ 3 cả nước và khu vực Tây Nguyên sau tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng với gần 140.000ha, sản lượng đạt khoảng 356.000 tấn/năm. Trung bình mỗi năm, sản xuất cà phê ở Đắk Nông sử dụng khoảng 206.000 tấn phân bón, 270 tấn thuốc BVTV. Nguồn vật tư này đã thải ra môi trường hàng chục tấn bao bì, vỏ chai lọ đã qua sử dụng tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm không khí, nước, đất.

Trung tâm Khuyến nông và Giống nông lâm nghiệp Đắk Nông, cho biết, những năm qua, đơn vị xác định để chất lượng, giá trị cà phê ngày một tăng cao cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất cà phê có trách nhiệm với môi trường. Hằng năm, đơn vị đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị có sự tham gia của các bên, nông dân, doanh nghiệp, nhà sản xuất vật tư nông nghiệp góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất.

Chính vì thế, người sản xuất cà phê tỉnh đã có những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động cụ thể trong giảm thiểu, quản lý chất thải. Bà con sử dụng phân bón hợp lý, cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục, sử dụng nhiều hơn phân bón hữu cơ, thu gom rác thải vật tư nông nghiệp.

Tỉnh hiện có gần 23.000ha cà phê, sản lượng ước khoảng 76.000 tấn/năm canh tác theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Trong đó, diện tích cà phê đạt chứng nhận VietGAP 220 ha, đạt chứng nhận hữu cơ 9ha, đạt chứng nhận các tiêu chuẩn khác như 4C, UTZ trên 22.500ha.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các địa phương xây dựng vùng nguyên liệu, tập trung vào các giải pháp để hỗ trợ bà con nông dân, hợp tác xã kết nối các doanh nghiệp, chú trọng vào giải pháp an toàn và bền vững, đặc biệt đối với các chuỗi ngành hàng có giá trị xuất khẩu. Năm 2024, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 1,32 triệu tấn, với kim ngạch 5,48 tỷ USD, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2024 ước đạt 4.151 USD/tấn, tăng 56,9% so với cùng kỳ năm 2023.../.a

Nguồn: Nâng cao hiệu quả công tác xử lý chất thải trong sản xuất cà phê

Ngọc Hà
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 27/4/2025: Tuổi Hợi thành công, tuổi Thìn chú ý sức khỏe

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 27/4/2025: Tuổi Hợi thành công, tuổi Thìn chú ý sức khỏe
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 27/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...

Thái Lan: Thử nghiệm cảnh báo động đất vào tháng 5/2025

Thái Lan: Thử nghiệm cảnh báo động đất vào tháng 5/2025
Sau trận động đất kinh hoàng vào cuối tháng 3/2025 khiến ít nhất 53 người dân bị thiệt mạng, nhằm sớm đưa ra cảnh báo kịp thời, vào tháng 5 tới, Thái Lan sẽ tiến hành thử nghiệm hệ thống cảnh báo thảm hoạ động đất trên điện thoại di động.

Giá dừa tăng mạnh, nông dân hưởng lợi lớn

Giá dừa tăng mạnh, nông dân hưởng lợi lớn
Giá dừa tại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tăng mạnh, đạt mức cao trong nhiều năm trở lại đây, mang lại thu nhập đáng kể cho người trồng dừa. Đây là tín hiệu tích cực đối với ngành hàng dừa trong thời gian tới.

Nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Việc nâng cao năng lực thích ứng, chủ động ứng phó góp phần bảo đảm an ninh sinh thái, phát triển nông nghiệp bền vững, ổn định sinh kế cho hàng triệu người dân.

Điểm tin ngân hàng ngày 26/4: BIDV công bố kế hoạch tăng vốn gần 22.000 tỉ đồng

Điểm tin ngân hàng ngày 26/4: BIDV công bố kế hoạch tăng vốn gần 22.000 tỉ đồng
Tín dụng xanh chiếm 4,6% tổng dư nợ toàn nền kinh tế; MB báo lãi quý I/2025 gần 8.400 tỷ đồng, tạm dẫn đầu ngành ngân hàng;Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đủ ngoại tệ hợp pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu; Tỷ giá USD, thị trường trong nước và quốc tế biến động nhẹ…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật