Hà Nội: 26°C
Thừa Thiên Huế: 32°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 28°C

Nắng nóng gay gắt và tương lai của Thế vận hội mùa hè

Theo dữ liệu của CarbonPlan, một nhóm phi lợi nhuận tập trung vào khoa học và phân tích khí hậu, hầu hết các thành phố trên thế giới sẽ không thể tổ chức Thế vận hội vào mùa hè trong những thập kỷ tới khi vượt qua ngưỡng nóng ẩm an toàn.

Thế vận hội Paris (Olympic Paris 2024) mở màn với mưa trên đường diễu hành, sau đó là cái nóng như thiêu đốt và cuối cùng là một tuần nắng đẹp. Khi kết thúc vào ngày 11/8, nhiệt độ dự kiến ​​sẽ lại tăng vọt lên 35 độ C. Điều chắc chắn duy nhất về thời tiết của Thế vận hội mùa hè là “thực sự không có gì chắc chắn cả”.

Nắng nóng gay gắt và tương lai của Thế vận hội mùa hè
Hầu hết các thành phố trên thế giới sẽ không thể tổ chức Thế vận hội vào mùa hè trong những thập kỷ tới vì vượt qua ngưỡng nóng ẩm an toàn. Ảnh: CNN

Nhiệt độ cực cao đang là mối đe dọa ngày càng tăng đối với các vận động viên ưu tú, với các trường hợp kiệt sức vì nóng và say nắng ngày càng phổ biến khi ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch đẩy nhiệt độ và độ ẩm lên cao. Khán giả, đặc biệt là những người bay đến từ vùng khí hậu mát mẻ hơn, cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cực cao.

Bức tranh toàn cảnh

Mức độ căng thẳng do nhiệt có thể được đánh giá bằng thứ gọi là nhiệt độ cầu ướt - sự kết hợp của nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, góc mặt trời và độ che phủ của mây. CarbonPlan phát hiện rằng đến năm 2050, căng thẳng do nhiệt ở hầu hết các thành phố ở phía Đông nước Mỹ sẽ tăng cao vượt ngưỡng 27,8 độ C, vượt ngưỡng mà các chuyên gia khuyến cáo nên hủy bỏ các sự kiện thể thao. Nói cách khác, việc tổ chức Thế vận hội mùa hè tại các thành phố này sẽ là một rủi ro sức khỏe rất lớn đối với các vận động viên.

Các bang có độ ẩm cao xung quanh Vịnh Mexico, từ Florida đến nửa phía Đông của Texas (Mỹ), sẽ không được tổ chức. Phần lớn miền Đông Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh và Thượng Hải, sẽ vượt ngưỡng giới hạn, cũng như Hồng Kông (Trung Quốc) và một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á.

Những đề xuất thay đổi thời gian tổ chức Thế vận hội mùa hè để không trùng với thời điểm nhiệt độ lên đến đỉnh điểm đang ngày càng nhiều hơn, và điều này đã từng được thực hiện trước đây. Sydney, Australia, nơi có thời tiết oi bức vào mùa hè, đã tổ chức Thế vận hội 2000 vào tháng 9 và tháng 10 vào mùa xuân của Nam bán cầu. Rio di Janeiro (Brazil) cũng đã tổ chức Thế vận hội 2016 vào tháng 8, khi nhiệt độ mùa đông trung bình dễ chịu khoảng hơn 21 độ C.

Các thành phố ở Tây Bắc Âu - như London (Anh), Oslo (Na Uy) và Stockholm (Thụy Điển) - có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với sự kiện này, trong khi các thành phố Địa Trung Hải, bao gồm Palermo, thành phố lịch sử ở miền nam Italy, thủ phủ của vùng tự trị Sicilia và tỉnh Palermo, và Seville (Tây Ban Nha) - phần lớn đều vượt ngưỡng. Các thành phố ở Nam Mỹ nằm trên độ cao lớn cũng có thể trở thành địa điểm đăng cai hợp lý hơn khi nhiệt độ toàn cầu ấm lên.

Thế vận hội mùa hè tiếp theo sẽ diễn ra tại Los Angeles (Mỹ), một thành phố có nhiệt độ dễ chịu được điều hòa bởi Thái Bình Dương mát mẻ.

Thế vận hội 2032 được tổ chức tại Brisbane, thuộc bang Queensland, phía Bắc Australia, một thành phố rất nóng vào mùa hè. Thế nên sự kiện này sẽ được tổ chức vào mùa Đông Australia, tức vào cuối tháng 7 và nó vẫn rất lý tưởng vì khi đó là mùa hè đối với phần lớn thế giới.

Nắng nóng gay gắt và tương lai của Thế vận hội mùa hè
Những người cầm cờ diễu hành trong lễ bế mạc Thế vận hội Mùa hè 2024 tại sân vận động quốc gia Stade de France ở ngoại ô Paris, Pháp vào ngày 11/8. Ảnh: AP

Theo các báo cáo, hơn 10 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2036, nhưng chỉ có 6 quốc gia công khai hoặc chính thức đưa ra giá thầu: Ấn Độ đang đề cử thành phố Ahmedabad, phía Tây nước này và Indonesia đề cử Nusantara, thủ đô mới đang được xây dựng. Qatar đang giới thiệu Doha, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ đang đấu thầu Istanbul. Ba Lan và Chile cũng đang đề cử thủ đô của họ là Warsaw và Santiago.

Theo dữ liệu của CarbonPlan, gần như tất cả các thành phố này, vào một thời điểm nào đó, sẽ vi phạm giới hạn căng thẳng nhiệt. Chỉ có Santiago nằm dưới ngưỡng quanh năm, kể cả vào thời điểm nóng nhất của mùa hè. Ahmedabad và Doha sẽ vượt xa giới hạn trong những tháng mùa hè, nhưng có khả năng nước chủ nhà sẽ điều chỉnh bằng cách tổ chức vào những mùa mát mẻ hơn.

Trao đổi với CNN, nhà khoa học khí hậu Oriana Chegwidden của CarbonPlan cho biết: "Trên khắp thế giới, thời điểm nóng nhất trong năm thật không may lại trùng với thời điểm thường diễn ra Thế vận hội mùa hè. Và nắng nóng thực sự có thể gây ra những rủi ro đáng kể ở các quốc gia đang đấu thầu đăng cai Thế vận hội vào năm 2036”.

Theo bà, nếu những địa điểm này được chọn, rủi ro do nắng nóng có thể được giảm bớt bằng một số biện pháp đơn giản. Ví dụ, những người lập kế hoạch có thể giảm thiểu rủi ro do nhiệt độ cao bằng cách bắt đầu trước hoặc sau thời điểm cao điểm của mùa hè, hoặc bằng cách tổ chức các sự kiện vào ban đêm hoặc vào sáng sớm khi trời mát mẻ hơn.

Bà cho biết thêm, các quốc gia có thể cân nhắc đấu thầu các thành phố có khí hậu mát mẻ hơn, chẳng hạn như những thành phố ở độ cao lớn hơn.

Nhiều thành phố sẽ không thể đăng cai Thế vận hội mùa hè nữa

Năm 2050, một số thành phố đã từng đăng cai Thế vận hội mùa hè sẽ vượt xa nhiệt độ an toàn. Bắc Kinh, nơi đăng cai vào năm 2008, sẽ quá nóng và ẩm, với dự báo căng thẳng nhiệt sẽ tăng vọt qua 32 độ C. Athens, Rome, Atlanta, Barcelona, Tokyo và Seoul cũng sẽ quá nóng. Các thành phố ở Nam bán cầu, Sydney và Brisbane ở Australia, cũng như Rio de Janeiro (Brazil) đều nằm trong danh sách quá nóng, nhưng vẫn có thể đăng cai vào những mùa mát mẻ hơn.

Không phải đến giữa thế kỷ này, thế giới mới chứng kiến điều này xảy ra. Tokyo 2020 - được tổ chức vào năm 2021 sau khi đại dịch trì hoãn Thế vận hội là kỳ Thế vận hội nóng nhất được ghi nhận, với căng thẳng nhiệt vượt xa ngưỡng an toàn hơn 31,5 độ C.

Tỷ lệ vận động viên bị ốm do nắng nóng ở Tokyo là 1/100. Điều phi thường là không một ai phải nhập viện, một phần là do sự chuẩn bị của Nhật Bản. Khi nắng nóng cực đoan được dự báo sẽ tấn công thủ đô của Nhật Bản, một thành phố chọc trời dày đặc bẫy nhiệt đô thị, ban tổ chức đã chuyển các cuộc thi marathon và đi bộ đến thành phố Sapporo, nơi mát mẻ và nhiều núi hơn. Tuy nhiên, trời vẫn quá nóng và ẩm khiến 6 vận động viên chạy bộ và đi bộ đã bị say nắng do gắng sức vì hoạt động cường độ cao trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt

Bà Yuri Hosokawa, trợ lý giáo sư khoa học thể thao tại Đại học Waseda (Nhật Bản) đã đứng đầu kế hoạch ứng phó với nắng nóng ở Sapporo cho sự kiện này. Trao đổi với CNN, bà cho biết: "Say nắng do gắng sức là dạng nghiêm trọng nhất của say nắng. Khi điều này xảy ra, cần đảm bảo rằng người đó được điều trị ngay lập tức, lý tưởng nhất là trong vòng 30 phút sau khi gục ngã. Để làm được điều đó, cần phải thiết lập một quy trình để điều trị ngay tại chỗ”.

Bà Hosokawa và nhóm của bà đã điều trị các trường hợp say nắng và kiệt sức vì nóng bằng cách ngâm người bệnh trong nước đá để hạ nhiệt độ cơ thể. Người bị say nắng không thể tự điều hòa nhiệt độ cơ thể mà không cần làm mát bên ngoài.

Theo bà Hosokawa, ngâm mình trong nước lạnh, hoặc tắm nước đá, là cách hiệu quả nhất để làm mát cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số vận động viên ở Tokyo đã do dự khi tắm nước đá, và nếu họ còn tỉnh táo và chưa đến mức say nắng, họ được điều trị bằng cách lau người bằng khăn đã được ngâm trong nước đá lạnh.

Bà Hosokawa là một trong nhiều chuyên gia kêu gọi cộng đồng thể thao toàn cầu thay đổi cách thức lên lịch thi đấu thể thao và nới lỏng một số quy tắc nhất định, ví dụ như cho phép thay người nhiều hơn trong một trận bóng đá để ngăn các vận động viên làm việc quá sức.

"Nếu chúng ta chỉ hủy bỏ các sự kiện thể thao khi trời nóng, điều đó có thể cướp đi cơ hội của tất cả mọi người. Tôi yêu thích thể thao, hy vọng văn hóa thể thao được gìn giữ và mong muốn các con tôi cũng được chơi thể thao khi chúng lớn lên. Nhưng để làm được như vậy, chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ về việc thay đổi luật lệ và lịch trình của sự kiện”.

Nguồn: Nắng nóng gay gắt và tương lai của Thế vận hội mùa hè

Mai Đan
baotainguyenmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghệ An: Ra công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạn lên thành bão

Nghệ An: Ra công điện khẩn ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạn lên thành bão
Ngày 18/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (PCTT-TKCN và PTDS) đã ký Công điện số 37/CĐ-UBND yêu cầu các Ban ngành chức năng chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng triển khai ứng phó áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ.

Những ảnh hưởng đầu tiên của bão số 4 tại các tỉnh, thành miền Trung

Những ảnh hưởng đầu tiên của bão số 4 tại các tỉnh, thành miền Trung
Dù chưa đổ bộ đất liền nhưng hoàn lưu ảnh hưởng rộng lớn của bão số 4 đã khiến nhiều địa phương phải hứng chịu lượng mưa lớn cùng với gió giật mạnh làm cây cối gãy đổ, giao thông chia cắt.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp 51 hộ dân do sạt lở

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp 51 hộ dân do sạt lở
Mưa lớn kéo dài, trên địa bàn huyện Nam Trà My (Quảng Nam) xuất hiện nhiều điểm sạt lở, lực lượng chức năng đã sơ tán khẩn cấp 51 hộ dân với 164 nhân khẩu đến nơi trú ẩn an toàn.

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An
Để bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An, cần định kỳ đánh giá tác động môi trường trong khu di sản; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và xã hội hoá các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường...

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn: Chúng tôi trân trọng những điều quý giá nhất

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn: Chúng tôi trân trọng những điều quý giá nhất
Ngày 18/9/2024, Tập đoàn Novaland đón sinh nhật lần thứ 32 ở thời điểm khó khăn và thách thức lớn nhất. Tuy nhiên, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novaland cho rằng, với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương, sự chia sẻ, ủng hộ, đồng hành của khách hàng, của đối tác, các cổ đông, Tập đoàn Novaland tự tin đang có những cơ sở và động lực mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn và thử thách.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.