NASA: Phóng vệ tinh nhỏ giúp dự báo biến đổi khí hậu
Phát biểu tại cuộc họp báo, Giám đốc Nghiên cứu Khoa học Trái Đất của NASA Karen St. Germain nhấn mạnh việc lần đầu tiên thu thập những thông tin này sẽ giúp cải thiện năng lực thiết lập các mô hình về những diễn biến đang xảy ra tại các cực và trong khí hậu.
Theo bà St. Germain, những vệ tinh nhỏ như thế này là giải pháp chi phí thấp giúp trả lời các câu hỏi khoa học cụ thể.
Vệ tinh có kích thước bằng hộp đựng giày, được phóng bằng tên lửa Electron, do công ty Rocket Lab chế tạo. Vụ phóng diễn ra tại Mahia, miền Bắc New Zealand.
Tên lửa Electron của Rocket Lab cất cánh từ Tổ hợp phóng 1 tại Māhia, New Zealand lúc 19 giờ 41 phút ngày 25/5/2024. Ảnh: phys.org |
Rocket Lab dự định sẽ phóng một vệ tinh riêng tương tự trong thời gian tới. Với sứ mệnh mang tên PREFIRE, vệ tinh sẽ phục vụ việc thực hiện các phép đo hồng ngoại trên Bắc Cực và Nam Cực để đo trực tiếp nhiệt lượng mà các cực giải phóng vào không gian.
Với PREFIRE, NASA muốn tìm hiểu xem các đám mây, độ ẩm hoặc sự tan chảy của băng thành nước ảnh hưởng như thế nào đến sự mất nhiệt từ các cực.
Nhà nghiên cứu L'Ecuyer cho biết cho đến nay, mô hình mà các nhà khoa học về biến đổi khí hậu sử dụng để đánh giá sự mất nhiệt đều dựa trên lý thuyết chứ không phải quan sát thực tế.
Ông hy vọng dự án này sẽ giúp thể cải thiện khả năng mô phỏng mực nước biển dâng trong tương lai và xu hướng biến đổi khí hậu ở hai cực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các hệ thống thời tiết trên khắp hành tinh.
Nguồn:NASA: Phóng vệ tinh nhỏ giúp dự báo biến đổi khí hậu