Nga kỳ vọng thu thêm 11 tỷ USD từ năng lượng vào năm 2023 bất chấp trần giá
Liên minh châu Âu bắt đầu cấm nhập khẩu nhiên liệu tinh chế của Nga EU nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận về mức giá trần sản phẩm dầu Nga |
Ảnh minh họa |
Trong 5 tháng cuối năm 2023, tổng số tiền thu được thêm từ việc bán dầu khí ước tính sẽ được nâng lên 1 nghìn tỷ rúp (11 tỷ USD), theo hai người giấu tên thân cận với chính phủ. Con số này cao hơn mức dự báo thu ngân sách.
Bộ Tài chính muốn dùng khoản thu nhập tăng thêm đó để bù đắp thâm hụt ngân sách. Theo một quy tắc tài khóa được thiết kế để bảo vệ nền kinh tế khỏi sự biến động của thị trường hàng hóa, doanh thu bất ngờ nên được sử dụng để tăng dự trữ ngoại tệ của Quỹ Phúc lợi Quốc gia.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính hôm thứ Năm báo hiệu rằng họ có thể thay đổi các quy tắc của mình. “Chính phủ có thể xem xét giảm việc sử dụng Quỹ Phúc lợi Quốc gia để tài trợ cho các khoản chi ngân sách liên bang bổ sung trong giai đoạn chuyển tiếp 2023-2024.”
Theo bà Olga Belenkaya, một nhà kinh tế tại Finam, điều đó có thể có nghĩa là Bộ sẽ sử dụng doanh thu năng lượng bổ sung và xem xét cơ chế ngân sách được đưa ra trong năm nay để giảm bớt tác động từ các đòn trừng phạt.
Bà nói: “Việc sửa đổi quy tắc ngân sách quá thường xuyên để đáp ứng với hoàn cảnh thay đổi có thể làm suy yếu niềm tin của thị trường. Nó có thể làm suy yếu ý tưởng chính của nó, đó là tránh sử dụng các khoản thu từ dầu mỏ và khí đốt để tài trợ cho chi tiêu vượt quá giới hạn của Quỹ Phúc lợi Quốc gia.”
Chi tiêu của chính phủ đã tăng lên mức kỷ lục khi Điện Kremlin tăng cường sản xuất quốc phòng và các chương trình xã hội để hỗ trợ cuộc xung đột ở Ukraine và duy trì sự ủng hộ của công chúng đối với Tổng thống Vladimir Putin. Khoảng một phần ba ngân sách của Nga đến từ ngành công nghiệp dầu khí.
Bài toán ngân sách của Putin
Sự mất giá mạnh của đồng tiền Nga đã thúc đẩy các khoản thu từ đồng rúp. Đồng rúp đã suy yếu 22% so với đồng USD từ đầu năm đến nay và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm ngoái. Nhà kinh tế Nga Alexander Isakov của Bloomberg Economics cho biết, mỗi lần đồng rúp giảm giá so với đồng USD có nghĩa là chính phủ sẽ có thêm 100 tỷ - 120 tỷ rúp doanh thu.
Ngân sách liên bang lần đầu tiên có thặng dư hàng tháng vào tháng 6 năm nay, giúp giảm mức thâm hụt từ đầu năm cho đến nay xuống còn 2,6 nghìn tỷ rúp. Vào tháng trước, dầu thô Urals của Nga cũng đã vượt mức trần 60 USD/thùng do G-7 đặt ra, với Ấn Độ và Trung Quốc là những người mua chính.
Ý nghĩa của việc thay đổi chính sách
Quyết định của chính phủ nhằm chuyển nguồn thu từ thuế dầu mỏ từ việc bổ sung Quỹ Tài sản Quốc gia sang tài trợ cho chi tiêu hiện tại sẽ có hai tác động.
Một mặt, điều này sẽ dành nguồn cung ngoại tệ vốn đang khan hiếm cho khu vực tư nhân và do đó sẽ giảm bớt áp lực lên đồng rúp và lạm phát. Mặt khác, điều này có nghĩa là Nga đang loại bỏ cơ chế chính mà nước này đã sử dụng để hỗ trợ cho đồng tiền của mình trước những cú sốc từ giá dầu. Điều này đồng nghĩa với việc đồng rúp sẽ theo sát biến động của giá dầu hơn so với những năm gần đây.
Theo nhà kinh tế Nga Alexander Isako, Bộ Tài chính hiện tại cho biết họ sẽ tiếp tục mua ngoại tệ và vàng cho Quỹ Phúc lợi Quốc gia do doanh thu hàng tháng từ xuất khẩu dầu khí phục hồi đã giúp họ vượt mục tiêu thu ngân sách đã đặt ra.
Nguồn:Nga kỳ vọng thu thêm 11 tỷ USD từ năng lượng vào năm 2023 bất chấp trần giá