Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 25°C
Hải Phòng: 24°C

Nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ quản lý chất lượng cây trồng

Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Tiền Giang nhấn mạnh triển khai nhằm phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, tăng cường sức khỏe cây trồng, nâng cao khả năng phòng chống sinh vật gây hại...

Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2030, trên 80% số xã sản xuất nông nghiệp tập trung, có đội ngũ nông dân nòng cốt (ít nhất 05 nông dân nòng cốt/xã, phường) có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng.

Phấn đấu có trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh và cây dược liệu được áp dụng IPHM; 70% diện tích bắp, cây công nghiệp được áp dụng IPHM; lượng thuốc BVTV hóa học và lượng phân bón vô cơ giảm 30% và tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất thông thường.

Để triển khai hiệu quả các mục tiêu trên, UBND tỉnh yêu cầu sở, ngành, địa phương nghiên cứu, chuyển giao nhân rộng và đưa vào sản xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ của tỉnh về ủ phân hữu cơ vi sinh, chọn tạo giống cây trồng chất lượng, chống chịu sinh vật gây hại, các giống lúa mới có khả năng chịu mặn cao, thích ứng với điều kiện sản xuất bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tiếp tục đầu tư nghiên cứu và chuyển giao các đề tài khoa học công nghệ về ứng dụng phụ phế phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản để sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất trồng trọt an toàn, góp phần thực hiện hiệu quả ứng dụng quy trình IPHM.

Nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ quản lý chất lượng cây trồng
Tiền Giang nghiên cứu, ứng dụng và đưa vào sản xuất các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh. Ảnh: MT.

Nghiên cứu ứng dụng và đưa vào sản xuất các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương để chủ động phòng, chống sinh vật gây hại, bảo vệ sản xuất. Đồng thời, ứng dụng chuyển giao công nghệ nhân giống sạch bệnh, sản xuất hạt giống khỏe phục vụ sản xuất.

Ứng dụng chuyển giao công nghệ nhân nuôi và sản xuất các tác nhân sinh học phòng, chống sinh vật gây hại cho cây trồng. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám định, giám sát, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, cảnh báo sớm và giám sát phòng, chống sinh vật gây hại trên cây trồng và ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo vệ sức khỏe đất, nguồn nước, giảm phát thải khí nhà kính.

Xây dựng mô hình ứng dụng IPHM làm cơ sở để nhân rộng ứng dụng IPHM trong thực tế sản xuất gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; tăng cường mở rộng ứng dụng kỹ thuật SRI trong canh tác lúa nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính hướng tới nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn.

Triển khai đồng bộ các hoạt động ứng dụng IPHM từ tỉnh đến huyện, xã; huy động sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, các doanh nghiệp, HTX… gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Hướng dẫn xây dựng chương trình thực hiện mô hình IPHM gắn với sản xuất trồng trọt theo tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, cảnh quan nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu; mô hình cộng đồng ứng dụng IPHM trên diện rộng cho mỗi loại cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành có liên quan đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ khoa học và công nghệ có liên quan tới hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp, tạo môi trường xanh, nông sản an toàn, hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững.../.

Nguồn:Nghiên cứu, phát triển công nghệ phục vụ quản lý chất lượng cây trồng

Lê Vân
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát huy nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, động lực của sự phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát huy nhân tố con người, lấy con người là trung tâm, động lực của sự phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Việt Nam sẽ chính thức bước vào một kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, được Đảng khẳng định bắt đầu từ Đại hội XIV. Mục tiêu được Đảng đề ra trong kỷ nguyên mới là xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện được mục tiêu cao cả đó, việc phát huy tối đa các nguồn lực trong xã hội, trong đó phát huy nhân tố con người, lấy con người là nguồn lực trung tâm, là động lực phát triển được xem là vấn đề then chốt trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phần Lan đóng cửa nhà máy nhiệt điện than cuối cùng

Phần Lan đóng cửa nhà máy nhiệt điện than cuối cùng
Công ty năng lượng Helen tại thành phố Helsinki đóng cửa nhà máy điện và sưởi ấm Salmisaari và cũng là nhà máy điện chạy bằng than cuối cùng ở Phần Lan.

TotalEnergies ký hợp đồng hydro xanh lớn nhất tại Đức

TotalEnergies ký hợp đồng hydro xanh lớn nhất tại Đức
TotalEnergies tăng cường hợp tác với RWE để nhận 30.000 tấn hydro xanh mỗi năm, giúp khử carbon cho nhà máy lọc dầu Leuna. Đây là hợp đồng hydro xanh có quy mô lớn nhất từng được ký kết tại Đức.

Công nghiệp tái chế: Nguy cơ cao mất thị phần ngay trên sân nhà

Công nghiệp tái chế: Nguy cơ cao mất thị phần ngay trên sân nhà
Với khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa được thải ra môi trường mỗi ngày, đây là tiềm năng và cũng là cơ hội lớn để hình thành, phát triển ngành công nghiệp tái chế. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, tỷ lệ thu gom để tái chế chỉ đạt khoảng 25-27%, điều này dẫn đến nguy cơ doanh nghiệp Việt bị mất thị phần ngay trên sân nhà.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định tại Luật Dầu khí năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành...