Nhật Bản vẫn xếp thứ hai thế giới về lượng rác thải nhựa
Nhật Bản hoàn tất xây dựng đường ống xả nước thải hạt nhân qua xử lý Truyền thông Nhật Bản cho rằng đầu tư tư nhân sẽ là hành động đột phá quan hệ Việt - Nhật |
Theo báo Nikkei Asia, đã ba năm kể từ khi các nhà bán lẻ bắt đầu tính phí túi nilon, từ ngày 1/7/2020.Các khoản phí này đã giúp giảm thiểu rác thải nhựa ở Nhật Bản, với 80% người mua sắm từ bỏ túi sử dụng một lần.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo |
Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tạo ra lượng rác thải nhựa tính theo đầu người lớn thứ hai thế giới.Một chuyên gia đã nói rằng việc thay đổi phí chỉ là bước đầu tiên để giảm rác thải nhựa, do đó cần phải nỗ lực hơn nữa.
Theo số liệu từ BBC, năm 2019, châu Á sản xuất 54% lượng nhựa trên toàn thế giới, dẫn đầu là Trung Quốc và Nhật Bản. Khoảng một nửa số rác thải nhựa được tìm thấy trên các đại dương chỉ đến từ 5 quốc gia: Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Các sản phẩm nhựa dùng một lần, bao gồm cả túi nilon, không dễ phân hủy một khi chúng được thải ra biển hoặc sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Các hạt vi nhựa không thể phân huỷ chính là mối đe doạ đổi với động vật hoang dã và sức khoẻ con người. Ô nhiễm nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến 90% các loài sinh vật biển. Dù tác động với con người vẫn chưa được nghiên cứu sâu, người ta đã tìm thấy các vi hạt trong máu, nhau thai và sữa mẹ.
Theo Viện Quản lý Chất thải Nhựa tại Tokyo, vào năm 2020, chỉ có 21% chất thải nhựa được tái chế nguyên liệu, nghĩa là tái sử dụng sản phẩm. 63% được xử lý dưới dạng "tái chế nhiệt", tức đốt nhựa để lấy năng lượng.
Tetsuji Ida, nhà báo chuyên viết về đề tài môi trường, cho biết: "Điều đó có nghĩa là 2/3 rác thải nhựa trên thực tế được đốt. Ở châu Âu, việc tái chế nhiệt này sẽ được coi là thu hồi năng lượng chứ không phải tái chế". Ông cũng nói rằng Nhật Bản là nước xuất khẩu rác thải nhựa lớn nhất.
Nguồn: Nhật Bản vẫn xếp thứ hai thế giới về lượng rác thải nhựa