Hà Nội: 27°C
Thừa Thiên Huế: 25°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 24°C
Hải Phòng: 25°C

Nhóm nước đang phát triển phải đóng góp vào quỹ tài chính khí hậu

Ngày 17/11 vừa qua, Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu đã diễn ra tại thủ đô Baku, Cộng hòa Azerbaijan trong bầu không khí ngoại giao căng thẳng. Trong tình hình thế giới đang gặp khó khăn về nguồn vốn tài chính cho khí hậu, lãnh đạo của gần 200 quốc gia hy vọng nhóm G20 có thể phá vỡ được thế bế tắc này.

Vào năm 2009, các quốc gia giàu có như Mỹ và khối châu Âu đã nhất trí sẽ đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các quốc gia đang phát triển đối phó với chi phí chuyển đổi năng lượng sạch và thích nghi với biến đổi khí hậu.

Các khoản đầu tư được bắt đầu vào năm 2020 nhưng phải tới năm 2022 mới được chuyển đầy đủ. Đến cuối năm 2024, khoản cam kết 100 tỷ USD sẽ hết hạn. Vì thế, các quốc gia đang đàm phán để hướng tới mục tiêu quỹ tài trợ cao hơn từ năm 2025. Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia vẫn chưa muốn xác định rõ quy mô các quốc gia nào sẽ đóng góp và đóng góp bao nhiêu.

Nhiệm vụ của cuộc hội nghị thượng đỉnh COP29 lần này có nhiệm vụ thống nhất các mục tiêu huy động hàng trăm tỷ USD, thậm chí hơn 1 nghìn tỷ USD cho khí hậu. Được biết nguồn ngân sách khổng lồ này lại phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia thuộc nhóm G20 có nền kinh tế lớn trên khắp địa cầu. Số tiền này sẽ được chuyển từ các nước phát triển, ngân hàng đa phương và lĩnh vực tư nhân tới các quốc gia đang phát triển để giúp họ đạt được mục tiêu về khí hậu và bảo vệ xã hội khỏi thời tiết khắc nghiệt.

Nhóm nước đang phát triển phải đóng góp vào quỹ tài chính khí hậu
Ảnh minh họa

Các nước đang phát triển cho biết, họ cần một khoản quỹ tài trợ có con số cụ thể. Theo hầu hết các ước tính, các quốc gia đang phát triển cần hơn 1 nghìn tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, các quốc gia phát triển giàu có lại dự kiến sẽ không nêu rõ số tiền trợ cấp cụ thể là bao nhiêu. Các nhà ngoại giao của các nước phát triển biện hộ rằng, ngân sách quốc gia của họ đang gặp căng thẳng về các áp lực kinh tế khác thì việc chi hơn 100 tỷ USD cho khí hậu là điều phi thực tế.

Nắm giữ tới 85% nền kinh tế trên thế giới, nhóm G20 là những quốc gia đóng góp lớn nhất cho các ngân hàng phát triển đa phương giúp định hướng tài chính khí hậu. Thế nhưng, G20 cũng đồng thời là nhóm các quốc gia phát thải nhiều nhất trên thế giới chịu trách nhiệm cho hơn 75% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Nhóm G20 hiện nay bao gồm các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nga, Australia, Argentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU).

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres khẳng định, tất cả các quốc gia phải làm tròn trách nhiệm đối với hệ thống khí hậu thế giới. Trong đó, nhóm G20 phải dẫn đầu vì họ là những nước phát thải lớn nhất, đồng thời cũng có năng lực kinh tế nhất.

Cho đến nay, chỉ có một vài chục quốc gia giàu có đang có nghĩa vụ phải trả tiền tài chính khí hậu cho Liên Hợp Quốc. Thế nhưng, trong bối cảnh các quốc gia đang phát triển cũng phất nhanh lên như diều gặp gió thì, các cường quốc giàu có mong muốn các nước đang phát triển như Trung Quốc hay các quốc gia dầu mỏ cũng phải có nghĩa vụ đóng góp vào quỹ tài chính khí hậu này. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc vẫn phản đối yêu cầu này. Trung Quốc cho rằng, với tư cách là một quốc đang phát triển, họ không có cùng trách nhiệm như các quốc gia công nghiệp hóa lâu đời như Anh và Mỹ. Chính vì những lý lẽ này mà COP29 vẫn chưa đi đến được quyết định cuối cùng về tài chính khí hậu.

Các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc cho biết, năm 2025 là hạn cuối để các nước tham dự cập nhật kế hoạch khí hậu quốc gia trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, ngăn chặn thảm họa. Trong trường hợp không đi đến được thỏa thuận cuối cùng về khoản tài trợ khí hậu lớn, các quốc gia có thể trình bày kế hoạch khí hậu lỏng lẻo hơn với lý do không có đủ khả năng thực hiện kế hoạch khí hậu siết chặt hơn.

Nguồn: Nhóm nước đang phát triển phải đóng góp vào quỹ tài chính khí hậu

Thanh Thanh
moitruong.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao

WB khuyến nghị chính sách để Việt Nam trở thành nền kinh tế thu nhập cao
Ngày 21/11, Ngân hàng thế giới (WB) đã công bố báo cáo với tựa đề “Việt Nam 2045: Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao”.

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều cường

ĐBSCL đối mặt nguy cơ ngập lụt diện rộng do triều cường
Dự báo, từ nay đến cuối tháng 11 này, nhiều khu vực tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang sẽ đối mặt với nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng.

Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN

Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
Với xu hướng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, các phương pháp chăm sóc sức khỏe Đông y kết hợp công nghệ hiện đại đang mở ra những cơ hội đầy tiềm năng trong chuyên ngành chăm sóc sức khỏe. Đáp ứng nhu cầu đó, TT-GREEN tổ chức khóa học "Đặt Tâm Vào Đôi Tay" - chương trình đào tạo đặc biệt giúp chuyển giao công nghệ và trang bị kiến thức chuyên sâu cho những ai đam mê và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Mưa lớn dồn dập trút xuống miền Trung, nhiều nơi vượt 300mm

Mưa lớn dồn dập trút xuống miền Trung, nhiều nơi vượt 300mm
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, đêm qua và sáng sớm hôm nay 22/11, ở khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.

Anh ban bố cảnh báo tuyết và băng

Anh ban bố cảnh báo tuyết và băng
Cơ quan Khí tượng quốc gia (Met Office) của Vương quốc Anh cho biết lượng tuyết rơi dày 5-10 cm làm gián đoạn các hoạt động ở vùng England, trong đó hạt Derbyshire có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Met Office đã đưa ra các cảnh báo vàng và hổ phách về thời thiết giá lạnh, khuyến cáo người dân đảm bảo an toàn.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.