Nhộn nhịp lễ hội đầu Xuân

Mùa lễ hội Xuân 2025 đã và đang diễn ra nhộn nhịp trên khắp cả nước.
Nhộn nhịp lễ hội đầu Xuân
Nghi thức rước kiệu nhân kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Mùa lễ hội Xuân 2025 đã và đang diễn ra nhộn nhịp trên khắp cả nước, là cơ hội để các địa phương và ngành văn hoá quảng bá các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Âm vang 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), những lễ hội lớn như Lễ hội đền Hai Bà Trưng, Lễ hội chùa Hương, Lễ hội Gióng đền Sóc chính thức khai hội, thu hút hàng vạn du khách thập phương vãn cảnh du xuân.

Từ tờ mờ sáng, bà con thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (Mê Linh, Hà Nội) đã khăn áo chỉnh tề, tụ họp đông đủ tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng để chuẩn bị cho lễ khai hội và kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Theo ông Nguyễn Thanh Liêm - Bí thư Huyện ủy Mê Linh, lễ hội năm nay diễn ra từ ngày mùng 6 đến hết mùng 10 tháng Giêng, kéo dài thêm 2 ngày so với lễ hội truyền thống thường niên. Lễ hội được tổ chức theo nghi thức Nhà nước và truyền thống địa phương gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ tổ chức kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, dâng hương, mít tinh kỷ niệm ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa và tế lễ theo nghi thức truyền thống.

Trước đó, từ ngày 4 tháng Giêng, sau khi làm lễ “Tế trình”, đoàn rước hai cỗ kiệu của Hai Bà Trưng đi từ đền về đình làng Hạ Lôi. Từ trong sân đền, nghi thức “giao kiệu” được tiến hành khi kiệu bà Trưng Trắc đi trước, ra khỏi cổng đền thì dừng lại để kiệu bà Trưng Nhị đi trước, với ý nghĩa “nội gia tỷ muội, ngoại quốc quân thần”.

Cùng thời điểm này, từ đình Hạ Lôi, đoàn rước kiệu Thành hoàng làng và kiệu thánh Cốt Tung - danh tướng của Hùng Duệ Vương được thờ tại làng Hạ Lôi đi đến ngã tư cổng đền để nghênh đón kiệu Hai Bà về đình. Sau đó, dân làng tổ chức tế lễ tại với ý nghĩa chào đón Hai Bà Trưng về thăm quê hương.

Sáng ngày mùng 6 tháng Giêng, đoàn rước kiệu lại rước bốn cỗ kiệu từ đình làng về đền. Từ trong đình, kiệu bà Trưng Trắc đi trước và khi ra khỏi cổng thì dừng lại để kiệu bà Trưng Nhị đi trước. Trong lễ rước, ngoài nghi thức “giao kiệu”, du khách còn được chứng kiến nhiều tục lệ cổ xưa độc đáo, mang các đặc trưng văn hoá địa phương.

Tại lễ hội, chương trình nghệ thuật “Âm vang Mê Linh” được tổ chức với kịch bản chỉn chu, mang đậm giá trị lịch sử - văn hóa, tôn vinh nơi khởi nguồn cho cuộc khởi nghĩa quật cường của Hai Bà Trưng. Chương trình tái hiện sinh động câu chuyện lịch sử của Hai Bà, từ tuổi thơ học chữ, luyện võ... đến khi nuôi chí lớn, tạo sự kết nối từ những giá trị truyền thống, đến tinh thần bất khuất của dân tộc Việt.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, trong những nhân tài đất Việt, Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc chính là tấm gương oanh liệt, là niềm tự hào của phụ nữ và nhân dân Việt Nam. Đây là cuộc khởi nghĩa tập hợp rất nhiều các nữ tướng từ khắp mọi miền, quyết tâm, đồng lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân.

Nhộn nhịp lễ hội đầu Xuân
Số lượng đò thuyền tại Lễ hội chùa Hương có khoảng 4.000 chiếc, phục vụ du khách từ 4 giờ 30 phút đến 20 giờ hàng ngày.

Tái hiện tích xưa, lan toả truyền thống

Cùng thời điểm khai hội Lễ hội đền Hai Bà Trưng, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội), lễ khai mạc Lễ hội Gióng đền Sóc nhằm tri ân công đức của Đức Thánh Gióng - người có công dẹp giặc đem lại thái bình cho dân tộc dưới thời đại Hùng Vương.

Lễ hội Gióng đền Sóc là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội, đã được ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào cuối năm 2010. Lễ hội được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 8 tháng Giêng hàng năm, luôn thu hút đông đảo du khách thập phương.

Phần rước lễ độc đáo của hội Gióng được xem là đặc trưng và thu hút sự chú ý nhất của người tham gia, với 8 lễ phẩm của các thôn làng dâng lên Đức Thánh Gióng, gồm: Giò hoa tre, ngựa chiến, voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, cô tướng và cầu húc.

Bên cạnh đó, cuộc thi cầu húc cũng được chú ý khi trai đinh quấn khăn đầu rìu, thắt lưng vàng – đỏ, chia thành đội giáp 10 người. Họ là những trai đinh khoẻ mạnh, không có dị tật, nhà không có tang… để thi tài đẩy quả cầu. Bởi vậy, thi cầu húc cũng được gọi là tục húc cầu, gắn với giai thoại một bộ tướng của Thánh Gióng.

Mùng 6 tháng Giêng cũng là thời điểm diễn ra lễ khai hội chùa Hương với chủ đề “Lễ hội chùa Hương - điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”. Tại lễ khai hội cũng diễn ra lễ đón nhận Quyết định công nhận quần thể di tích quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương là khu du lịch cấp thành phố.

Nhộn nhịp lễ hội đầu Xuân
Rước lộc hoa tre và trầu cau tại Lễ hội Gióng đền Sóc.

Theo ông Đặng Văn Cảnh - Trưởng ban Tổ chức, điểm nhấn của Lễ hội chùa Hương 2025 là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh. Lễ hội có mối quan hệ mật thiết, là sự kết nối giữa di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là cầu nối giữa hiện tại quá khứ và tương lai, là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân và du khách.

Mặc dù lễ hội diễn ra trong 3 tháng, kéo dài đến hết ngày 1/5 nhưng ngày khai hội vẫn thu hút đông đảo khách du xuân và Phật tử gần xa. Theo số liệu của Ban quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn, lượng du khách tham gia lễ khai hội lên tới khoảng 20 nghìn người. Trước đó, vào ngày mùng 5 Tết có tới trên 36 nghìn lượt khách trẩy hội chùa Hương.

Cùng với các lễ hội truyền thống lớn tại Hà Nội, ở các địa phương cũng diễn ra các lễ hội đặc sắc. Hội chợ Viềng (Nam Định) sẽ diễn ra trong 2 ngày đêm mùng 7 và rạng sáng mùng 8 tháng Giêng. Lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh) sẽ khai hội vào mùng 10 tháng Giêng. Hội Lim (Bắc Ninh) diễn ra từ ngày 12 - 13 tháng Giêng. Lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định) diễn ra từ 11 - 16 tháng Giêng.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, mỗi lễ hội có một bản sắc riêng gắn với đặc trưng văn hoá vùng miền. Tuy nhiên, điểm chung của lễ hội truyền thống là tái hiện lịch sử, là phong tục thể hiện sự đoàn kết, tôn vinh anh hùng dân tộc, hay người có công với làng, là ước vọng về một năm mới tốt lành. Trong bối cảnh hiện nay, lễ hội truyền thống có ý nghĩa quan trọng, không chỉ bảo tồn, phát huy, lan toả các giá trị văn hoá, mà còn thu hút du khách, tạo động lực phát triển du lịch, phục vụ công nghiệp văn hoá.

Nguồn:Nhộn nhịp lễ hội đầu Xuân

Trần Hòa
giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Khám phá du lịch vùng cao Hạ Long

Quảng Ninh: Khám phá du lịch vùng cao Hạ Long
Nhắc đến TP Hạ Long, người ta thường liên tưởng ngay đến kỳ quan Vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến nổi tiếng bậc nhất trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập huyện Hoành Bồ vào cuối năm 2019, thành phố này không chỉ mang dáng dấp của một đô thị biển hiện đại mà còn sở hữu một “vùng lõi xanh” phong phú nơi núi rừng, suối thác và những bản làng yên bình. Một mảnh đất đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp.

Giá cà phê hôm nay 16/6: Thị trường trong nước ổn định

Giá cà phê hôm nay 16/6: Thị trường trong nước ổn định
Giá cà phê khu vực Tây Nguyên có xu hướng ổn định và đi ngang so với phiên giảm nhẹ hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 112.300 đồng/kg.

Điểm tin ngân hàng ngày 16/6: Eximbank dự kiến huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Điểm tin ngân hàng ngày 16/6:  Eximbank dự kiến huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu
Trái phiếu thứ cấp của ngân hàng Việt Á (VAB) được xếp hạng khá; Agribank rao bán khoản nợ hơn 154 tỷ đồng thế chấp bằng dự án nhà ở xã hội tại Bắc Ninh;17 cá nhân muốn mua toàn bộ 750 triệu cổ phiếu NCB chào bán riêng lẻ; Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng kỷ lục…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Giá xăng dầu hôm nay 16/6: Giá xăng dầu thế giới tăng bùng nổ

Giá xăng dầu hôm nay 16/6: Giá xăng dầu thế giới tăng bùng nổ
Giá xăng dầu thế giới tăng bùng nổ, kéo theo đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước. Theo Oilprice và Reuters, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong hơn hai tháng trở lại đây.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/6: Chỉ số USD Index đứng ở mức 98,14

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/6: Chỉ số USD Index đứng ở mức 98,14
Rạng sáng 16/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.975 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,14.