Những khó khăn nào đang chờ đón OPEC đầu năm 2024?
Quyết định giảm sản lượng của OPEC+ khiến giá dầu giảm mạnh UAE có thể tăng sản lượng dầu bất kể quyết định của OPEC+ |
Ảnh minh họa (Nguồn: Reuters) |
Xu hướng này có nghĩa là nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc thu hẹp việc cắt giảm sản lượng, trừ khi nhu cầu dầu toàn cầu tăng tốc hoặc OPEC sẵn sàng chấp nhận giá dầu thấp hơn.
Angola
Angola cho biết trong tháng 12 rằng họ sẽ rời OPEC từ tháng 1/2024, sau khi Ecuador rời khỏi tổ chức này vào năm 2020, Qatar vào năm 2019 và Indonesia vào năm 2016.
Sự ra đi của Angola sẽ khiến nhóm còn lại 12 thành viên và đưa sản lượng của nhóm xuống dưới 27 triệu thùng/ngày - tương đương gần 27% trong tổng nguồn cung toàn cầu là 102 triệu thùng/ngày.
Giàn khoan dầu nổi Kaombo Norte ngoài khơi Angola (Nguồn: Reuters) |
Lần gần đây nhất thị phần của OPEC giảm xuống 27% là trong đại dịch năm 2020, khi nhu cầu toàn cầu giảm 15-20%. Nhu cầu toàn cầu kể từ đó đã phục hồi lên mức kỷ lục, có nghĩa là OPEC đã mất thị phần vào tay các đối thủ.
OPEC đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Nhóm này đã cung cấp khoảng một nửa lượng dầu thô toàn cầu vào những năm 1970 trước khi xuất hiện các nguồn cung cấp ngoài OPEC như Biển Bắc.
Trong những thập niên sau đó, thị phần của OPEC đứng ở mức từ 30% đến 40% nhưng mức tăng trưởng sản lượng kỷ lục từ các đối thủ như Mỹ đã dần chiếm lĩnh thị phần đó trong những năm gần đây.
Tính đến tháng 11/ 2023, sản lượng dầu thô của OPEC chiếm 27,4% tổng nguồn cung thị trường, giảm từ mức 32-33% trong năm 2017-2018, theo số liệu từ báo cáo hàng tháng của nhóm.
Nhu cầu quý II
OPEC được thành lập vào năm 1960 bởi Ả Rập Xê-út, Kuwait, Venezuela, Iran và Iraq. Angola gia nhập nhóm vào năm 2007. Kể từ năm 2017, OPEC đã làm việc với Nga và các nước không phải thành viên khác với tư cách là thành viên của liên minh OPEC và các đối tác (OPEC+) để quản lý thị trường.
Một tàu chở dầu tại Nhà máy lọc dầu Cherry Point của BP, bang Washington, Mỹ (Nguồn: Bloomberg) |
Một số nhà khai thác nhỏ đã gia nhập OPEC trong những năm gần đây, bao gồm Gabon năm 2016, Guinea Xích Đạo năm 2017 và Congo năm 2018.
OPEC+ hiện đang cắt giảm sản lượng khoảng 6 triệu thùng/ngày nên về lý thuyết nhóm này có thể tăng sản lượng để tranh giành thị phần. Tuy nhiên, điều đó sẽ đi kèm với việc giá giảm sâu nếu nhu cầu về dầu thô không cải thiện.
Một số thành viên OPEC+ bao gồm Nga cho biết nhóm có thể thực hiện các biện pháp bổ sung nếu cần.
Số liệu từ 3 nhà dự báo nhu cầu dầu được theo dõi chặt chẽ - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và chính OPEC - cho thấy có rất ít cơ hội để nới lỏng cắt giảm trong quý II.
EIA nhận thấy nhu cầu đối với dầu thô của OPEC giảm trong quý II so với quý đầu tiên, dựa trên tính toán của Reuters.
IEA dự báo nhu cầu đối với dầu thô của OPEC giữ ổn định trong khi OPEC cho rằng nhu cầu này giảm, mặc dù từ mức cao hơn so với 2 tổ chức còn lại.
OPEC nhận thấy thị phần của mình sẽ tăng lên trong thời gian dài khi sản lượng giảm ở nơi khác và nhu cầu thế giới tăng cao hơn. Báo cáo Triển vọng dầu thế giới mới nhất của họ dự đoán tổng thị phần dầu mỏ của nhóm này sẽ tăng lên 40% vào năm 2045 khi sản lượng của các nước ngoài OPEC bắt đầu giảm từ đầu những năm 2030.
Nguồn:Những khó khăn nào đang chờ đón OPEC đầu năm 2024?