Hà Nội: 25°C
Thừa Thiên Huế: 35°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 31°C
Hải Phòng: 30°C

Nông nghiệp Việt trước ngưỡng cửa Net Zero: Từ cam kết đến hành động

Từ cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP26, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội và thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp. Tuy nhiên, để đi từ cam kết đến hành động thực tiễn, cần sự vào cuộc đồng bộ của chính sách, tài chính, công nghệ và thị trường.
Nông nghiệp Việt trước ngưỡng cửa Net Zero: Từ cam kết đến hành động
Nông nghiệp xanh, bền vững là xu hướng tất yếu và yêu cầu cấp thiết để bảo vệ sinh kế, môi trường và tài nguyên cho thế hệ sau.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu COP26 năm 2021, Việt Nam cam kết mạnh mẽ sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Với tỷ lệ phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải quốc gia, ngành nông nghiệp đóng vai trò thiết yếu trong tiến trình giảm phát thải và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, đa số mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn theo hướng nhỏ lẻ, phân tán, chưa được số hóa quản lý, đồng thời chưa có nhiều mô hình sản xuất thực sự tuần hoàn hay phát thải thấp. Điều này đặt ra bài toán: Làm sao để biến thách thức thành cơ hội trong quá trình chuyển đổi?

Chính sách mở đường, tài chính xanh vào cuộc

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu Net Zero, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021–2030, khuyến khích sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, phát thải thấp, đẩy mạnh số hóa và đổi mới sáng tạo.

Hưởng ứng định hướng này, các tổ chức tài chính đã bắt đầu vào cuộc. Ngân hàng Nam Á là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thúc đẩy tín dụng xanh cho nông nghiệp. Ngân hàng đã triển khai chuỗi giá trị tín dụng xanh với trọng tâm vào các ngành nông nghiệp, thủy sản và năng lượng tái tạo, đặt mục tiêu đưa tỷ trọng tín dụng xanh lên 20 - 25%.

Thực tiễn từ các mô hình nông nghiệp xanh hóa

Một số mô hình chuyển đổi xanh bước đầu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Ngành chè tại Thái Nguyên đã đẩy mạnh sản xuất hữu cơ, giảm dùng thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng công nghệ chế biến bằng năng lượng sạch nhằm đáp ứng yêu cầu từ các thị trường khó tính như EU và Nhật Bản.

Trong khi đó, ngành thủy sản đang hướng tới giảm phát thải bằng cách sử dụng thức ăn sinh học, cải tiến hệ thống xử lý nước thải trong ao nuôi. Một số doanh nghiệp lớn còn triển khai các hệ sinh thái nuôi tôm, trồng rừng ngập mặn, kết hợp nuôi trồng với bảo tồn.

Ngành rau củ quả xuất khẩu cũng chứng kiến nhiều hợp tác xã chuyển sang mô hình canh tác hữu cơ, ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi cung ứng và minh bạch hóa quy trình sản xuất, tiêu chí quan trọng trong xuất khẩu hiện đại .

Những rào cản và kiến nghị chính sách

Tuy vậy, quá trình chuyển đổi chưa dễ dàng. Nhiều hợp tác xã và nông hộ nhỏ vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn xanh hoặc không đáp ứng được điều kiện vay vốn truyền thống. Việc xác lập cơ chế xác nhận tín chỉ carbon trong nông nghiệp, tiêu chuẩn ESG riêng phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng còn thiếu vắng.

PGS.TS. Luật sư Trần Văn Dũng, Chủ sở hữu Hãng luật Vũ MacKenzie Việt Nam, cho rằng: “Các gói vay nên dựa trên phương án sản xuất và hợp đồng bao tiêu, thay vì chỉ dựa vào tài sản thế chấp, nhằm giảm rủi ro và mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng” .

Bên cạnh đó, cần sớm thành lập Quỹ hỗ trợ nông nghiệp bền vững, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa ngân hàng, tổ chức tài chính địa phương và nền tảng fintech để triển khai tín dụng vi mô cho khu vực nông thôn.

Về mặt thể chế, các chuyên gia đề xuất Việt Nam cần xây dựng khung chính sách hỗ trợ thực thi cam kết Net Zero trong nông nghiệp, bao gồm bộ tiêu chuẩn phát thải cho từng ngành, cơ chế thị trường tín chỉ carbon, cũng như chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ xanh.

Từ cam kết tại COP26, Việt Nam đã đặt ra một mục tiêu cao nhưng đầy triển vọng cho ngành nông nghiệp. Chuyển đổi xanh – chuyển đổi số là xu hướng không thể đảo ngược, để đi đến đích Net Zero, không thể chỉ là nỗ lực đơn phương của người nông dân hay một vài doanh nghiệp tiên phong, mà cần sự đồng hành mạnh mẽ từ chính sách, tài chính, công nghệ và thị trường. Hành trình phía trước tuy không dễ dàng, nhưng là cơ hội để ngành nông nghiệp Việt Nam tái cấu trúc toàn diện theo hướng hiện đại, xanh và bền vững hơn.

Nguồn:Nông nghiệp Việt trước ngưỡng cửa Net Zero: Từ cam kết đến hành động

Mai Chi
thuongtruong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Khám phá du lịch vùng cao Hạ Long

Quảng Ninh: Khám phá du lịch vùng cao Hạ Long
Nhắc đến TP Hạ Long, người ta thường liên tưởng ngay đến kỳ quan Vịnh Hạ Long, một trong những điểm đến nổi tiếng bậc nhất trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập huyện Hoành Bồ vào cuối năm 2019, thành phố này không chỉ mang dáng dấp của một đô thị biển hiện đại mà còn sở hữu một “vùng lõi xanh” phong phú nơi núi rừng, suối thác và những bản làng yên bình. Một mảnh đất đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp.

Giá cà phê hôm nay 16/6: Thị trường trong nước ổn định

Giá cà phê hôm nay 16/6: Thị trường trong nước ổn định
Giá cà phê khu vực Tây Nguyên có xu hướng ổn định và đi ngang so với phiên giảm nhẹ hôm qua. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 112.300 đồng/kg.

Điểm tin ngân hàng ngày 16/6: Eximbank dự kiến huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Điểm tin ngân hàng ngày 16/6:  Eximbank dự kiến huy động 10.000 tỷ đồng trái phiếu
Trái phiếu thứ cấp của ngân hàng Việt Á (VAB) được xếp hạng khá; Agribank rao bán khoản nợ hơn 154 tỷ đồng thế chấp bằng dự án nhà ở xã hội tại Bắc Ninh;17 cá nhân muốn mua toàn bộ 750 triệu cổ phiếu NCB chào bán riêng lẻ; Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng kỷ lục…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật

Giá xăng dầu hôm nay 16/6: Giá xăng dầu thế giới tăng bùng nổ

Giá xăng dầu hôm nay 16/6: Giá xăng dầu thế giới tăng bùng nổ
Giá xăng dầu thế giới tăng bùng nổ, kéo theo đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước. Theo Oilprice và Reuters, thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong hơn hai tháng trở lại đây.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/6: Chỉ số USD Index đứng ở mức 98,14

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 16/6: Chỉ số USD Index đứng ở mức 98,14
Rạng sáng 16/6, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.975 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 98,14.