Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 19°C

Nord Stream 2 có thể được tái sử dụng cho hydro và LNG

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối Nga và Đức qua Biển Baltic đã bị hư hại vào tháng 9/2022 sau một vụ nổ. StreamTec Solutions - một công ty được thành lập từ nhóm quản lý đường ống Nord Stream, đã tiến hành nghiên cứu về tình trạng hiện tại của Nord Stream 2 cũng như các lựa chọn trong tương lai, sau đó họ cho rằng đường ống này có thể được sử dụng lại để vận chuyển hydro.

Nord Stream 2 có thể được tái sử dụng cho hydro và LNG

Tuyến đường của hai đường ống Nord Stream 2 (màu xanh lá cây) với các vị trí được chỉ ra gần Bornholm nơi xảy ra hư hỏng đối với Đường ống A. (Lưu ý: Đường màu xanh gạch cho thấy tuyến đường của Nord Stream 1 và các vị trí mà các đường ống của nó bị hư hỏng) Nguồn: StreamTec Solutions

Dự án Nord Stream 2, hoàn thành xây dựng vào năm 2021, bao gồm hai đường ống song song, mỗi đường dài 1.230 km và đường kính 1,2 m, chạy qua Biển Baltic từ Vịnh Narva ở Nga đến Lubmin ở Đức.

Là đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi dài nhất và mạnh nhất từng được xây dựng và thiết kế để vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm, đường ống này chưa bao giờ được vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức.

Cụ thể, ngày 26/9/2022, thiệt hại nghiêm trọng do chất nổ đã xảy ra trên Tuyến A của đường ống dẫn khí đốt này trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Đan Mạch và Thụy Điển ở Biển Baltic. Cùng với thời gian đó, cả hai đường ống Nord Stream 1 cũng đều bị vỡ do chất nổ.

StreamTec Solutions có trụ sở tại Thụy Sĩ đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật về tình trạng hiện tại, và các phương án bổ sung cho việc sử dụng đường ống Nord Stream 2 trong tương lai, và đã đưa ra báo cáo dựa trên thông tin công khai.

Thiệt hại ở Tuyến đường ống A không nghiêm trọng như dự đoán ban đầu, trong khi Tuyến đường ống B vẫn còn nguyên vẹn và có thể sử dụng lại mà không cần sửa chữa.

Tháng trước, Đan Mạch đã cấp phép cho Nord Stream 2 AG bảo tồn đường ống Nord Stream 2.

“Đường ống A bị vỡ tại hai địa điểm gần đảo Bornholm, cách nhau khoảng 80 km. Đường ống này hiện đã bị ngập một phần nước. Tuy nhiên, hơn 90% đường ống không bị ngập và vẫn chứa đầy khí đốt tự nhiên ở áp suất thấp”, Richard Taylor, Giám đốc xây dựng ngoài khơi và Đối tác tại StreamTec Solutions cho biết.

“Vết ăn mòn bên trong các đoạn đường ống bị ngập rất nhỏ và không gây ra mối đe dọa đến tính toàn vẹn của đường ống, chủ yếu là nhờ mức oxy rất thấp ở Biển Baltic ở độ sâu này và nhiệt độ nước đủ thấp để giảm thiểu sự ăn mòn do vi khuẩn gây ra.”

Theo ông Taylor, về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa Đường ống A, bằng các công cụ, thiết bị và chuyên môn cần thiết có sẵn. Nếu trong trường hợp sử dụng lại, việc sửa chữa đường ống sẽ tốn ít chi phí hơn đáng kể so với việc xây dựng một đường ống mới, ngoài ra nó cũng thân thiện hơn với môi trường.

Xét về khả năng sử dụng Nord Stream 2 trong tương lai, người ta có thể chuyển đổi mục đích sử dụng để vận chuyển hydro, vì đường ống và thép của Nord Stream 2 phù hợp dựa trên điều kiện hiện tại, nhưng cũng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng để nhập khẩu LNG đến Lubmin thông qua một nhà ga tái hóa khí ngoài khơi hoặc sử dụng làm cơ sở lưu trữ khí.

Ông Taylor kết luận: “Các giải pháp sửa chữa đường ống này sẽ khả thi về mặt kỹ thuật hơn và trong trường hợp sử dụng tái chế thì cũng mang lại lợi thế thương mại đáng kể so với việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới” .

“Cần phải chú ý cẩn thận đến nghĩa vụ cấp phép và quy trình cấp phép để thay đổi mục đích sử dụng nhưng những điều này có thể xử lý được. Các đường ống này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khử cacbon ở châu Âu bằng cách cung cấp năng lượng sạch, tái tạo với dấu chân môi trường tương đối nhỏ.”

StreamTec Solutions được thành lập từ nhóm quản lý của dự án Nord Stream 1 hoàn thành vào năm 2013. Sau đó 7 đối tác sáng lập của StreamTec Solutions đã giữ các vị trí tương tự trong dự án Nord Stream 2 – đường ống mà về mặt kỹ thuật rất giống với đường ống đầu tiên.

Đường ống Nord Stream 1, được xây dựng vào năm 2012, cũng bao gồm hai đường ống song song có cùng đường kính và chiều dài tương tự như đường ống Nord Stream 2, chạy từ Vịnh Portovaya ở Nga ở phía bắc Vịnh Phần Lan đến Lubmin.

Nguồn:Nord Stream 2 có thể được tái sử dụng cho hydro và LNG

Yến Anh
nangluongquocte.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…