Hà Nội: 16°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 31°C
Quảng Ninh: 17°C
Hải Phòng: 19°C

Phần lớn các khu vực trên thế giới khô hạn hơn mức bình thường

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết, năm 2021, hầu hết các khu vực trên thế giới khô hạn hơn bình thường, với những tác động ngày càng gia tăng đối với các nền kinh tế, hệ sinh thái và cuộc sống hàng ngày.
Biến đổi khí hậu khiến hạn hán gia tăng 20 lần Pháp trải qua đợt hạn hán kỷ lục trong vòng 60 năm qua

Theo báo cáo hằng năm về Tình trạng nguồn nước toàn cầu, các khu vực khô hạn bất thường bao gồm khu vực Rio de la Plata của Nam Mỹ, nơi hạn hán kéo dài đã ảnh hưởng đến khu vực kể từ năm 2019. Báo cáo nêu rõ những thay đổi về lượng nước trong các hồ chứa tác động tới việc sản xuất lương thực, sức khỏe cũng như thế giới tự nhiên. Khoảng 1,9 tỷ người đang sống tại những khu vực nơi nguồn nước uống được lấy từ các sông băng và từ tuyết tan, nhưng những sông băng này đang tan chảy ngày càng nhanh.

Cụ thể, ở châu Phi, các con sông lớn như Niger, Volta, Nile và Congo có lưu lượng nước dưới mức trung bình vào năm 2021. Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở các con sông tại một số vùng của Nga, Tây Siberia và Trung Á. Trong khi đó, lượng nước sông trên mức bình thường ở một số lưu vực Bắc Mỹ, Bắc Amazon và Nam Phi, cũng như ở lưu vực sông Amur của Trung Quốc và miền Bắc Ấn Độ.

Ở bờ biển phía Tây nước Mỹ, ở trung tâm Nam Mỹ và Patagonia, Bắc Phi và Madagascar, Trung Á và Trung Đông, Pakistan và Bắc Ấn Độ tổng lượng nước trên mặt đất dưới mức bình thường. Ngoài các "điểm nóng" lưu lượng nước giảm như khu vực Patagonia ở Nam Mỹ, còn có các khu vực đầu nguồn sông Hằng và sông Ấn, cũng như khu vực Tây Nam nước Mỹ.

Phần lớn các khu vực trên thế giới khô hạn hơn mức bình thường
Các hồ chứa nước tại bang California (Mỹ) cạn kiệt với tốc độ nhanh chóng do hạn hán gia tăng

WMO cho biết, 3,6 tỷ người không được tiếp cận đủ nước ít nhất một tháng mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tăng lên hơn 5 tỷ người vào năm 2050. Theo Ủy ban về nước Liên Hợp Quốc, trong giai đoạn 2001-2018, có tới 74% thảm họa tự nhiên liên quan tới nước.

Ông Petteri Taalas, Tổng Thư ký WMO cho biết, tác động của biến đổi khí hậu thường được cảm nhận thông qua các yếu tố nguồn nước, hạn hán thường xuyên và dữ dội hơn, lũ lụt nghiêm trọng hơn, lượng mưa theo mùa thất thường hơn và băng tan nhanh hơn cùng những tác động ngày càng gia tăng đối với nền kinh tế, hệ sinh thái và tất cả các phương diện trong đời sống hàng ngày của nhân loại.

Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có những hiểu biết đầy đủ về những thay đổi trong sự phân bố, chất lượng và lưu lượng của các nguồn nước ngọt. Theo ông Taalas, báo cáo về Tình trạng nguồn nước toàn cầu nhằm mục đích lấp đầy lỗ hổng kiến ​​thức đó và cung cấp một cái nhìn tổng quan về nguồn nước sẵn có ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Điều này sẽ cung cấp thông tin cho các khoản đầu tư giảm thiểu và thích ứng khí hậu cũng như chiến dịch của Liên Hợp Quốc nhằm cung cấp khả năng tiếp cận phổ cập trong 5 năm tới để cảnh báo sớm các mối nguy hiểm như lũ lụt và hạn hán

Thông qua báo cáo đánh giá các tác động do những biến đổi về thời tiết, môi trường và xã hội đối với các nguồn nước ngọt của Trái đất, WMO kêu gọi giới chức các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới đẩy mạnh triển khai các hệ thống cảnh báo sớm hạn hán và lũ lụt, nhằm giảm bớt tác động của các hiện tượng cực đoan liên quan tới nước, cũng như giúp quản lý và sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên nước ngọt vốn có hạn này nhưng nhu cầu sử dụng chúng đang gia tăng.

Nguồn: Phần lớn các khu vực trên thế giới khô hạn hơn mức bình thường

Thu Thảo
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường nước

Tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường nước
Bảo vệ môi trường nước là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trong đó các cấp chính quyền địa phương, và người dân đóng vai trò quan trọng. Nhận thức rõ những thách thức, khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường nước, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường quản lý nhà nước để giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn tỉnh.

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải

Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong quản lý chất thải
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu giảm gần 30 triệu tấn CO2 trong lĩnh vực quản lý chất thải, để góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Tăng cường quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng trong năm 2025

Tăng cường quản lý, phòng cháy chữa cháy rừng trong năm 2025
Hiện nay đang là giai đoạn bước vào cao điểm mùa khô. Nắng nóng kéo dài sẽ khiến nhiều diện tích rừng trong khu vực tỉnh Hà Tĩnh có nguy cơ bị cháy nguy hiểm. Để chủ động thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại khi có cháy rừng xảy ra, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường triển khai nhiều biện pháp để phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô trong năm 2025.

Điểm tin ngân hàng tuần qua: Nhiều ngân hàng triển khai "lãi suất đặc biệt" lên tới 9%/năm

Điểm tin ngân hàng tuần qua: Nhiều ngân hàng triển khai "lãi suất đặc biệt" lên tới 9%/năm
Nhà máy sản xuất sô-đa Chu Lai bị kê biên tài sản để xử lý nợ hàng ngàn tỷ đồng; SHB công bố gói vay mua nhà lãi suất siêu thấp 3,99%/năm; TP.HCM sẵn sàng giải ngân hơn 200 nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp; Ngân hàng Nhà nước bơm ròng trở lại…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật tuần qua

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: TPHCM gỡ “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: TPHCM gỡ “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản
Hà Nội phê duyệt cải tạo, xây dựng lại 3 khu tập thể cũ tại quận Đống Đa; Hà Tĩnh phê duyệt dự án xây dựng hạ tầng tái định cư cho 220 hộ dân; Hà Nam tìm chủ đầu tư cho dự án khu đô thị trị giá hơn 6.400 tỷ đồng; Chuẩn bị khởi công tuyến đường kết nối Ecopark và thành phố Hưng Yên…là những tin tức xây dựng, bất động sản đáng chú ý tuần qua