Phim cổ trang Trung Quốc ngày càng kém chất lượng
Trước khi bộ phim "Thả Thí Thiên Hạ" do hai diễn viên đình đám Dương Dương và Triệu Lộ Tư cùng hợp tác được phát sóng, đã khiến cho nhiều người mong chờ. Không ngờ ngay khi vừa phát sóng, bộ phim lại thu về rất nhiều lời phàn nàn như: lồng tiếng chưa chuẩn, cách diễn của Dương Dương quá “đơ”, và điều mà nhiều khán giả bàn luận nhất chính là về trang phục.
Sau khi bộ phim "Thả Thí Thiên Hạ" được phát sóng, lượt tìm kiếm về "Dương Dương có bao nhiêu bộ trang phục trong phim Thả Thí Thiên Hạ" đã nhanh chóng lọt vào “hot search” bên Trung Quốc. Kết quả là có rất nhiều nhưng không ít trong số đó là hàng kém chất lượng. Ngay khi ảnh poster của bộ phim được tung ra, đã nhận lại rất nhiều phàn nàn về trang phục, nhưng không ngờ nó lại xuất hiện vài lần trong phim.
Bộ trang phục thoạt nhìn rất đẹp nhưng nếu nhìn kỹ sẽ thấy không có cảm giác phân tầng, vì đó chỉ là hiệu ứng tạo thành các lớp áo giả. Thậm chí còn có một bộ quần áo được bao phủ bởi những viên kim cương làm bằng nhựa, trông đặc biệt rẻ tiền và không phù hợp với tạo hình thanh cao của nhân vật chính. Ở ê-kíp trước của nam diễn viên, dù trang phục trong phim sờn cũ nhưng vẫn là những lớp áo thật còn đến lần này thì lại chỉ dùng hiệu ứng để làm “giả” trang phục.
Ngoài ra, phong cách trang điểm của Triệu Lộ Tư lần này cũng là điều khiến mọi người phàn nàn. Eyeliner quá dày, mi giả quá lố và tông mắt quá sáng khiến tổng thể phong cách trang điểm trông quá “hiện đại”. Ngoài ra, chuyên gia trang điểm không chỉ dùng thuốc nhuộm lông mày sáng màu cho Triệu Lộ Tư mà còn tạo kiểu dáng lông mày Hàn Quốc cho cô. Điều này khiến lông mày của Triệu Lộ Tư biến mất một cách kỳ lạ khi có ánh sáng chiếu trực tiếp.
Các biểu cảm “trợn mắt” của Triệu Lộ Tư không thể tạo được thiện cảm tới người xem.
Bộ phim “Thả Thí Thiên Hạ” là một tác phẩm S+ (do nền tảng tự sản xuất, phần lớn là các đại IP, có các đạo diễn lớn hoặc diễn viên lưu lượng cao). Điều này cũng có thể hiểu tại sao, trước khi bộ phim ra mắt, nhà sản xuất đã viết, "Có rất nhiều khó khăn đến với bộ phim này. Trong năm qua đã trải qua nhiều lần sửa đổi và sửa chữa."
Làm thế nào để một cách tạo hình nhân vật thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng diễn xuất kém và một cốt truyện lan man có thể thu hút được khán giả?
Điều này khiến nhiều người không khỏi thở dài rằng những bộ phim cổ trang trong 2 năm qua đã thực sự khiến nhiều khán giả thất vọng. Lối trang điểm hiện đại, kỹ xảo phim được làm không khéo, diễn viên phải dùng đến bộ đồ “cơ bắp giả” khiến nhiều khán giả không thể chấp nhận được.
Phong cách trang điểm hiện đại
Tổng hợp lại những poster của các bộ phim cổ trang trong những năm gần đây, không ngoa khi thấy hóa trang của các nữ chính này trông khá giống nhau. Mái tóc xếp nếp và một chiếc kẹp tóc mỏng cùng với đôi lông mày to dẹt và đôi lông mi giả, nét vẽ eyeliner dày.
Cách trang điểm của Cúc Tịnh Y bị chê rất nhiều. Trong bất kì vai diễn nào, cô cũng mang một gương mặt có lối trang điểm giống như một nữ thần tượng. Vẫn cùng là đôi lông mày dày, mái tóc bồng bềnh, gò má ửng hồng, thậm chí cả màu son cũng không thay đổi nhiều, thứ duy nhất thay đổi chính là quần áo.
Phong cách trang điểm của Na Tra trong " Đại Đường Minh Nguyệt " nhìn chung là mang nét hiện đại. Lông mày mượt mà, lông mi giả rõ ràng, không có sự khác biệt giữa quần áo nam và nữ.
Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là cách trang điểm của các nhân vật nữ chính trong một số bộ phim truyền hình liên tiếp giống hệt nhau. Không có những lớp áo phức tạp và những chiếc trâm cài tóc tinh xảo, không có áo choàng thời xưa, chỉ có những lớp trang phục gam màu trắng xanh đơn điệu.
So với 20 năm trước, nếu kết hợp phong cách trang điểm ngày nay với trang phục thanh lịch đoan trang thời xưa thì trông sẽ khó ăn nhập như thế nào.
Hiệu ứng phim thiếu chuyên nghiệp
Trong các bộ phim truyền hình cổ trang chắc chắn sẽ có nhiều hiệu ứng và không thể tránh được một vài lỗi nhỏ, nhưng điều này không thể giúp một số đoàn làm phim tránh né các sai xót của mình.
"You Fei" bị mắng là một hiệu ứng đặc biệt mà ngay cả học sinh tiểu học cũng có thể làm ra được. Trong số đó, hiệu ứng con quái vật đeo dây xích trong phim làm không khéo đã làm ảnh hưởng đến Triệu Lệ Dĩnh và Vương Nhất Bác.
Các hiệu ứng đặc biệt trong " Thượng Cổ Mật Ước" rất khó hiểu bởi cách biên tập không hợp lý ở nhiều phân cảnh.
Trước kia, các bộ phim truyền hình cổ trang cấp S+ đều phải quay trong các khu vườn lớn, nhưng bây giờ ngay cả tạo cảnh “nước từ trên núi chảy xuống” trong sân đều không có.
Sử dụng bộ đồ “cơ bắp giả”
Tổ làm phim không những đánh lừa người xem bằng các bộ trang phục giả mà còn có tạo hình giả.
Trong bộ phim " Ngự Giao Ký: Cùng Quân Lần Đầu Gặp Gỡ " vừa kết thúc, hình ảnh mỹ nhân ngư của Nhậm Gia Luân ở cảnh dưới nước bị chỉ trích là bóng bẩy. Cơ ngực lộ liễu của nam diễn viên chính là bộ quần áo cao su nam cơ bắp mua trên mạng, tạo cảm giác không chân thật và rẻ tiền.
Khi bộ phim truyền hình "Thanh Thanh Tử Khâm" ra mắt, nam chính Phạm Thế Kỹ từng dùng cơ bắp giả. Qua hình ảnh mà anh chàng đăng tải, có thể thấy đường phân cơ rõ ràng, hình dáng rắn chắc, cứng cáp khác hẳn với cơ bụng thật.
Cao Vỹ Quang cũng từng bị lộ ảnh mặc áo giả cơ bắp khi quay "Tam Sinh Tam Thế: Chẩm Thượng Thư", và người hâm mộ giải thích rằng đó là để làm cho cơ thể của anh ấy trông vạm vỡ hơn.
Nhưng cách này không phải thực xúc phạm khán giả sao? Thân hình chưa đạt tiêu chuẩn của nhân vật thì các diễn viên nên bỏ công sức tạo thể hình chân thực thay vì sử dụng đến các đạo cụ giả.
Một bộ phim xuất sắc, cốt truyện và kỹ năng diễn xuất là điều cốt yếu, nhưng cách tạo hình nhân vật mới là tiền đề. Nếu không phải là dự án cấp S thì có thể hiểu được là ê-kíp kém, nhưng một bộ phim điện ảnh, truyền hình có dự án cấp S+ lên hình mà không đạt tiêu chuẩn sẽ bị người xem phản ánh.Về mặt này, phim cổ trang Trung Quốc ở những năm gần đây thực sự gây thất vọng.
Nguồn: Phim cổ trang Trung Quốc ngày càng kém chất lượng