Hà Nội: 23°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C

Quảng Nam bảo tồn, phát triển các vùng trồng dược liệu trọng điểm

Hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm của ngành công nghiệp dược liệu của cả nước, những năm qua tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển các vùng trồng cây dược liệu trọng điểm trên địa bàn.

Là 1 trong 8 vùng dược liệu lớn nhất nước, với hơn 500 nghìn ha rừng tự nhiên, Quảng Nam cũng là địa phương có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Xác định phát triển dược liệu là giải pháp căn cơ để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung đẩy mạnh phát triển dược liệu dưới tán rừng, đặc biệt là các loại cây chủ lực, như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, ba kích… tại các huyện miền núi.

Theo đánh giá từ Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Quảng Nam hiện có hơn 832 loài, 593 chi, 190 họ thực vật làm thuốc... Những loại dược liệu quý hiện có như sâm Ngọc Linh, ngũ vị tử, ba kích, đảng sâm, giảo cổ lam, sa nhân, hoàng đắng, cẩu tích, lan kim tuyến, đại hồi, màng tang... Tổng diện tích cây dược liệu qua thống kê khoảng 2.471ha, chủ yếu trồng ở các huyện miền núi. Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý như: Sâm Ngọc Linh, quế Trà My, đảng sâm, ba kích, nấm lim xanh…

Quảng Nam bảo tồn, phát triển các vùng trồng dược liệu trọng điểm
Vùng trồng quế Trà My được bảo tồn và ngày càng mở rộng diện tích. Ảnh: LQ

Năm 2024 UBND tỉnh Quảng Nam phân bổ gần 1,5 tỷ đồng cho các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Tiên Phước để thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển quế Trà My theo Nghị quyết số 40 của HĐND tỉnh về cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây quế Trà My trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2025.

Đến nay, người dân ở các địa phương vừa nêu tích cực tham gia đầu tư trồng quế Trà My. Cùng với nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh phân bổ hằng năm, chính quyền các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn còn tranh thủ sự hỗ trợ từ phía Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) để tiến hành thực hiện việc điều tra, lập hồ sơ và được Sở Nông nghiệp và Môi trường công nhận 110 cây quế trội, chuyển hóa rừng quế giống với diện tích 13,27ha.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh cho biết, cũng trong năm 2024 UBND tỉnh phân bổ thêm 15 tỷ đồng để các ngành, địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 09 ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh về cơ chế khuyến khích bảo tồn sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025.

Trong đó, nguồn kinh phí đầu tư để hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ và phát triển vườn sâm gốc thuộc Trung tâm Phát triển sâm Ngọc Linh và dược liệu Quảng Nam là 1,5 tỷ đồng; nguồn kinh phí sự nghiệp để hỗ trợ phát triển sản xuất cây sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu khác là 13,5 tỷ đồng.

Giai đoạn 2022 - 2023, đã hỗ trợ 103.333 cây sâm Ngọc Linh giống cho 1.695 hộ dân để trồng mới khoảng 5,16ha tại 7 xã gồm Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang, Trà Tập, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng (Nam Trà My). Huyện Phước Sơn cũng đã xây dựng phương án khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động cây ba kích tím tại xã Phước Kim giai đoạn 2023 - 2025. Huyện Nam Trà My đã lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án khoanh nuôi, trồng bảo tồn chủ động để bảo tồn gen, cung cấp vật liệu nhân giống các cây dược liệu khác và đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án...

Quảng Nam bảo tồn, phát triển các vùng trồng dược liệu trọng điểm
Sâm Ngọc Linh trồng dưới tán rừng tại huyện Nam Trà My. Ảnh: DL

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, dự kiến năm 2025 tỉnh sẽ tiếp tục bố trí 1,6 tỷ đồng thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển quế Trà My theo Nghị quyết số 40; bố trí 27,85 tỷ đồng thực hiện cơ chế khuyến khích bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu trên địa bàn Quảng Nam giai đoạn 2022 - 2025 theo Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh.

Tháng 2/2025, Đề án "Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực” được Chính phủ phê duyệt, tạo điều kiện để đưa Quảng Nam trở thành trung tâm sản xuất, chế biến và xuất khẩu dược liệu hàng đầu cả nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh.

Trong đó, tập trung phát triển hệ thống chuỗi sản xuất, kinh doanh đồng bộ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực tại tỉnh Quảng Nam, hình thành khu vực tập trung các cơ sở công nghiệp dược liệu có kết nối với các hoạt động nuôi trồng, sản xuất, chế biến dược liệu của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng thời, áp dụng các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật và nghiên cứu, xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thu hút mạnh mẽ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh dược liệu để sớm đưa tỉnh Quảng Nam trở thành trung tâm công nghiệp chế biến dược liệu trọng điểm của khu vực và của cả nước.

Mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng và phát triển Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu đồng bộ, hiện đại, với vùng nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế. Diện tích trồng sâm Ngọc Linh được mở rộng kết hợp với phát triển các loại dược liệu quý khác của Quảng Nam. Hệ thống chế biến, nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh sẽ được đầu tư bài bản, hướng tới thị trường quốc tế. Đến năm 2045, trung tâm này sẽ trở thành một trong những động lực kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần nâng cao vị thế của Quảng Nam trên bản đồ dược liệu thế giới.../.

Nguồn: Quảng Nam bảo tồn, phát triển các vùng trồng dược liệu trọng điểm

Thùy Trang
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo quy định tại Luật Dầu khí năm 2022 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành...

Thị trường chứng khoán ngày 9/4: Lực cầu trở lại, thị trường nỗ lực tìm điểm cân bằng

Thị trường chứng khoán ngày 9/4: Lực cầu trở lại, thị trường nỗ lực tìm điểm cân bằng
Thị trường tiếp tục giảm sâu nhưng lực cầu bắt đáy đã xuất hiện giúp thu hẹp đà giảm và tạo nền cho nỗ lực cân bằng. Sàn HoSE vẫn ghi nhận gần 150 mã giảm sàn, dù vậy thanh khoản tăng và số mã giữ sắc xanh cải thiện cho thấy dòng tiền đang trở lại thăm dò, hé mở kỳ vọng cho một nhịp hồi kỹ thuật trong các phiên tới.

Quảng Trị ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Quảng Trị ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm tái sử dụng hiệu quả các loại phế thải nông nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, cải tạo đất, nâng cao năng suất, chất lượng, ngành chức năng tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng chế phẩm sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Hà Nội nỗ lực chuyển đổi 100% xe buýt sử dụng 'năng lượng xanh'

Hà Nội nỗ lực chuyển đổi 100% xe buýt sử dụng 'năng lượng xanh'
UBND TP. Hà Nội giao Sở Xây dựng và các quận, huyện rà soát quỹ đất để phát triển hệ thống trạm sạc điện tại các khu vực công cộng trên địa bàn. Mục tiêu chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện trên địa bàn.

Quang Hải có cơ hội sút tung lưới Man United

Quang Hải có cơ hội sút tung lưới Man United
Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh có cơ hội đối đầu cao ngôi sao của Man United vào cuối tháng 5 tới.