Hà Nội: 28°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 26°C
Hải Phòng: 27°C

Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu

Rác thải nhựa sử dụng một lần đang tăng nhiều hơn bao giờ hết, chủ yếu được làm từ nhựa polymer có nguồn gốc từ nhiên liệu hoá thạch.
Cảnh báo lượng nhựa sắp nhiều hơn số cá trong các đại dương Luật đóng gói bao bì của châu Âu: Nỗ lực mới trong cuộc chiến chống rác thải nhựa
Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu
Xử lý rác thải nhựa ở Dhaka, Bangladesh năm 2020. Ảnh: Xinhua

CNN dẫn báo cáo mới đây của Quỹ từ thiện Minderoo cho hay, bất chấp những nỗ lực nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa và khí thải carbon, thế giới đang thải ra rác thải nhựa sử dụng một lần ở mức kỷ lục.

Theo báo cáo "Chỉ số các nhà sản xuất chất thải nhựa" lần hai của Quỹ từ thiện Minderoo, thế giới đã thải ra 139 triệu tấn chất thải nhựa sử dụng một lần vào năm 2021, cao hơn 6 triệu tấn so với năm 2019, khi chỉ số này được công bố lần đầu tiên.

Báo cáo cho thấy, lượng rác thải nhựa bổ sung được tạo ra trong hai năm đó tương đương với mỗi người trên hành tinh tăng thêm gần 1kg.

Trong những năm gần đây, các chính phủ trên thế giới đã ban hành nhiều chính sách để hạn chế nhựa sử dụng một lần, cấm các sản phẩm như ống hút hay bát đĩa dùng một lần, hộp nhựa đựng thức ăn, tăm bông, túi nilon và bóng bay.

Tháng 7.2022, California đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ công bố mục tiêu về rác thải nhựa - bao gồm giảm 25% doanh số bán bao bì nhựa vào năm 2032.

Tháng 12.2022, Vương quốc Anh thêm vào danh sách các mặt hàng bị cấm bao gồm khay dùng một lần, que nhựa bóng bay và một số loại cốc, hộp đựng thức ăn làm bằng polystyrene.

Các lệnh cấm cũng được áp dụng ở Liên minh Châu Âu, Australia, Ấn Độ và nhiều nơi khác trên thế giới.

Núi rác thải nhựa ở Medan, Indonesia, tháng 6.2020. Ảnh: Xinhua
Núi rác thải nhựa ở Medan, Indonesia, tháng 6.2020. Ảnh: Xinhua

Báo cáo cho thấy, quy mô tái chế không thể đáp ứng kịp lượng nhựa được sản xuất, có nghĩa là các sản phẩm đã qua sử dụng có nhiều khả năng bị bỏ lại ở bãi chôn lấp, trên bãi biển, sông và đại dương hơn là được đưa vào các nhà máy tái chế.

Hiện có hai công ty lớn trong ngành hoá dầu tập trung tái chế và sản xuất nhựa polymer tái chế với quy mô lớn là Tập đoàn Far Eastern New Century của Đài Loan (Trung Quốc) và Indorama Ventures của Thái Lan - nhà sản xuất chai nhựa PET tái chế (nhựa nhiệt dẻo) lớn nhất thế giới.

Indorama Ventures xếp thứ tư trong danh sách 20 nhà sản xuất polymer sử dụng trong nhựa dùng một lần lớn nhất thế giới. Theo báo cáo, danh sách này được đánh giá bởi công ty dầu mỏ Exxon Mobil của Mỹ, Sinopec của Trung Quốc và Dow của Mỹ.

Theo dữ liệu do Carbon Trust và Wood Mackenzie phân tích, trong quá trình chế tạo polymer cho nhựa sử dụng một lần, 20 công ty đó đã thải ra khoảng 450 triệu tấn khí thải nhà kính - tương đương với tổng lượng khí thải của Vương quốc Anh.

Tháng 6.2022, Văn phòng Thống kê Quốc gia của Vương quốc Anh cho biết lượng khí thải nhà kính của quốc gia này đã giảm 13% xuống chỉ còn hơn 478 triệu tấn khí CO2 trong năm tính đến năm 2020.

Andrew Forrest, nhà sáng lập của tổ chức Minderoo, giám đốc điều hành Tập đoàn Fortescue Metals Group cho biết: “Vấn đề ô nhiễm nhựa đang ngày càng nghiêm trọng và nó là hệ quả của khí thải nhà kính từ các nhà sản xuất nhựa polymer và dầu khí”.

Ông Forrest đề xuất “phí bảo hiểm polymer” trên mỗi kilogram nhựa polymer làm từ nhiên liệu hóa thạch để người dân, các công ty và chính phủ có động lực tài chính để tái chế nhiều hơn.

“Ở các nước tiên tiến, số tiền phải trả đó sẽ dẫn đến việc cơ giới hóa thu gom tự động. Ở các nước đang phát triển, nó sẽ giúp đảm bảo không có rác thải nhựa ở đại dương, không có rác thải nhựa trên đường phố, không có rác thải nhựa đầu độc động vật hoang dã” - ông nói.

Năm ngoái, Đại hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc - cơ quan ra quyết định cấp cao nhất thế giới về môi trường - đã đồng ý đưa ra thỏa thuận đầu tiên về ô nhiễm nhựa trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, một ủy ban liên chính phủ quyết tâm đến năm 2024 sẽ soạn thảo xong một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý nhằm xử lí toàn bộ vòng đời của nhựa, từ sản xuất và thiết kế, đến loại bỏ.

Nguồn:Rác thải nhựa dùng một lần tăng chóng mặt trên toàn cầu

Khánh Minh
laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu chuyển đổi năng lượng toàn cầu?

Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu chuyển đổi năng lượng toàn cầu?
Quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu là không thể tránh khỏi, trong đó Trung Quốc đang trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Miền Bắc bước vào đợt rét đậm đầu tiên, có nơi dưới 10 độ C

Miền Bắc bước vào đợt rét đậm đầu tiên, có nơi dưới 10 độ C
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao dưới 10 độ C.

Quảng Ninh: Gia tăng sức hút từ các giá trị văn hoá vùng Vịnh Hạ Long

Quảng Ninh: Gia tăng sức hút từ các giá trị văn hoá vùng Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với các giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất, địa mạo. Các chuyên gia cũng nhận định, đánh giá cao về tiềm năng giá trị văn hóa - lịch sử của di sản. Trong các hoạt động tiếp xúc bên lề kỳ họp lần thứ 46 của Uỷ ban Di sản thế giới (tháng 7/2024), nhiều chuyên gia của Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS) đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất UNESCO xét, ghi danh giá trị văn hoá của Vịnh Hạ Long vào danh mục Di sản thế giới. Đây là cơ hội để di sản tiếp tục được vinh danh, gia tăng sức hút đối với di sản trong tương lai.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều tỉnh miền Trung trong 6 giờ tới

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều tỉnh miền Trung trong 6 giờ tới
Đêm qua và sáng sớm nay (25/11), nhiều khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa lớn khiến đất "no" nước, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất trong 6 giờ tới.

Điểm tin ngân hàng ngày 25/11: OCB mua lại lượng lớn trái phiếu trước hạn

Điểm tin ngân hàng ngày 25/11: OCB mua lại lượng lớn trái phiếu trước hạn
Số lượng máy ATM, POS đang có xu hướng giảm; Sacombank tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ visa; Thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trong tháng 11… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.