Rác thải nhựa: Mối đe dọa đến toàn nhân loại
Hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm đi về đâu? Thế giới nỗ lực giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa |
Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải. Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.
Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa
Rác thải nhựa là những vật dụng làm bằng nhựa, chủ yếu là nhựa PE bị thải ra môi trường sau quá trình sử dụng. Cụ thể như túi nhựa, ống hút nhựa, vỏ chai nước, vỏ chai mắm, muối, các chất dẻo tổng hợp,…
Rác thải nhựa sẽ bị phân hủy dưới ánh sáng mặt trời, tuy nhiên thời gian để chúng phân hủy phải tính bằng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm.
Rác thải nhựa không chỉ trôi nổi trên mặt nước mà còn nằm rất nhiều ở dưới đáy đại dương |
Rác thải nhựa dùng một lần
Rác thải nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất ra với mục đích chỉ dùng 1 lần rồi vứt bỏ. Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa, nĩa nhựa, hộp xốp,… dùng 1 lần phục vụ quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người.
Theo thống kê, trong tổng số các loại rác thải nhựa thải ra môi trường thì có hơn 50% là từ đồ nhựa dùng 1 lần, và con số này đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.
Bởi đồ nhựa dùng 1 lần rất tiện ích với cuộc sống bận rộn vì tính nhanh, gọn, nhẹ, sau khi sử dụng chúng ta không cần mất công chùi rửa. Thế nhưng sự tiện lợi này đi kèm với nguy hại cực lớn cho môi trường và cả sức khỏe của chính chúng ta.
Cốc nhựa dùng một lần được sử dụng nhiều nhất là ở các cửa hàng đồ uống, đồ ăn nhanh và tại các sự kiện, buổi dã ngoại…
Tác hại của rác thải nhựa
Đối với môi trường
Chính vì tình hình rác thải nhựa đang lên đến mức báo động như trên, thì tác hại mà chúng gây ra cho môi trường cũng không hề nhỏ. Cụ thể:
Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm. Đơn cử theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị thì: chai nhựa phân hủy sau 450 năm – 1000 năm; ống hút, nắp chai sẽ phân hủy sau 100 năm – 500 năm; bàn chải đánh răng phân hủy sau 500 năm…
Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.
Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí và môi trường nước:
Khi đốt, rác thải nhựa sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…
Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Hơn nữa, nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất. Rác thải nhựa gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người.
Đối với sinh vật biển
Việc xả thải rác thải nhựa tràn lan trên biển đã gây ra hiện tượng "ô nhiễm trắng" và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài thủy, hải sản như: Có gần 300 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải các mảnh rác thải nhựa trên biển, gây phá hủy tế bào, tác động xấu tới hệ tiêu hóa… hoặc làm tắc khí quản gây ngạt thở. Theo thống kê, bình quân trong mỗi con cá chứa khoảng 2,1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài động vật. Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa các rác thải nhựa trôi nổi trên biển cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.
Đối với sức khỏe con người
Theo ước tính và số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, rác thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 5 - 10% trong rác thải sinh hoạt. Ở Việt Nam, tính trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi nylon. Trung bình, mỗi hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng khoảng một kg túi nylon mỗi tháng. Hơn 80% số đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần.
Để phân hủy được rác thải nhựa có thể kéo dài rất lâu từ hàng trăm đến hàng nghìn năm. Chính vì thế, khi tích tụ quá nhiều hoặc nằm rải rác trên các bề mặt nước, đất sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm trắng ảnh hưởng rất lớn đến hàng nghìn sinh vật sống. Trong đó, bao gồm các loài động vật, vi sinh vật và cả con người.
Có thể thấy, tác hại của rác thải nhựa vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các sinh vật trong hệ sinh thái của chúng ta.
Thanh niên xung kích nhặt rác thải từ nhựa và nilon thải ra môi trường. |
Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang diễn ra tình trạng người dân vô tư xả rác thải nhựa bừa bãi gây mất mỹ quan. Không những thế người dân còn xử lý rác thải không đúng cách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cụ thể tại đoạn đê chống lũ ven sông Lam đi qua thị trấn Xuân An (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bên cạnh những bãi rác lớn người dân còn chăn thả trâu bò ngay trên đường đê. Tại đây, người dân ngang nhiên chiếm dụng lòng lề đường làm bãi tập kết rác, thu gom rác thải sinh hoạt (trong đó chủ yếu rác thải nhựa như túi nilon, ống, chai nhựa…), chất đống rồi xử lý bằng cách châm lửa đốt cháy nham nhở, mùi khét lẹt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Ông Phan Văn Lĩnh – Chủ tịch UBND thị trấn Xuân An cho biết, hiện tại trên địa bàn chưa có điểm tập kết rác nên tạm thời thu gom rác trên đường để để xe môi trường chở đi. Hàng năm địa phương vẫn có văn bản chỉ đạo người dân xử lý rác thải không đúng cách gây ô nhiễm môi trường.
Hay tại nhiều bãi biển đẹp ở Hà Tĩnh cũng ngập tràn rác thải nhựa. Tình trạng rác thải, bao nilon, chai thủy tinh, chai nhựa… bủa vây gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến môi trường. Theo quan sát, bãi biển Xuân Hải (huyện Lộc Hà) có nhiều đoạn rác thải nhựa kết thành những mảnh lớn, dày đặc giữa bãi cát, bị sóng đánh nằm ngổn ngang trên bờ kè, thân đê biển. Một trong những số rác thải này là do người dân ngang nhiên xả ra.
Trao đổi với báo chí, ông Văn Thành Đô – Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà cho hay, địa phương đã rất nhiều lần ra quân, huy động máy móc dọn dẹp nhưng cứ có đợt mưa bão là rác thải lại tràn về.
"Thường thì mỗi khi có gió mùa là rác thải lại tấp vào bờ. Mặc dù chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dọn dẹp nhưng do lượng rác quá lớn nên phải mất nhiều thời gian mới xử lý được triệt để. Địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền người dân, yêu cầu các chủ nhà hàng kinh doanh chỗ bãi biển Xuân Hải ký cam kết về việc xử lý rác thải nhựa đúng quy định", ông Đô cho hay.
Nguồn:Rác thải nhựa: Mối đe dọa đến toàn nhân loại