Sông băng tan chảy khiến vô số vi khuẩn thoát ra sông, hồ
Các dòng sông băng lớn trên thế giới có nguy cơ biến mất vào năm 2050 do sự nóng lên toàn cầu Các sông băng tại Thụy Sĩ đang tan nhanh kỷ lục |
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Aberystwyth (Anh) đã phân tích các mẫu nước tan chảy từ 4 con sông băng ở dãy núi Alps thuộc châu Âu, cũng như các sông băng ở Canada, Thụy Điển, Svalbard và dải băng phía tây Greenland. Đáng chú ý, họ đã tìm thấy hàng chục nghìn vi khuẩn trong mỗi ml nước thu thập được.
Các nhà khoa học tại trường Đại học Aberystwyth cho biết: “Số lượng vi khuẩn thoát ra từ sông băng phụ thuộc chặt chẽ vào tốc độ tan chảy của các dòng sông đó và mức độ ấm lên của Trái Đất. Khối lượng vi khuẩn thoát ra là rất lớn ngay cả khi tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức vừa phải” Hiện giới chuyên gia vẫn tìm cách xác định mức độ ảnh hưởng của nguy cơ lây lan mầm bệnh cho hệ sinh thái, nhưng trung bình có khoảng 650.000 tấn carbon bị thải trở lại vào không khí mỗi năm vì băng tan do biến đổi khí hậu.
![]() |
Biến đổi khí hậu đang khiến sông băng tan chảy nhanh hơn điều này có thể khiến vô số vi khuẩn thoát ra sông, hồ |
Sông băng là một kho chứa nước đóng băng khổng lồ, nhưng bài học quan trọng thu được từ nghiên cứu này đó là chúng cũng giúp duy trì các hệ sinh thái riêng. Trong quá trình vi khuẩn tan ra từ sông băng trên núi trôi xuống hạ nguồn, có khả năng chúng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho các hệ sinh thái mà chúng tiếp xúc. Tuy nhiên, đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể loại trừ nguy cơ băng tan giải phóng mầm bệnh nguy hiểm. Kết quả đầy hy vọng đó là những vi khuẩn này sẽ trở thành nguồn cung cấp các phân tử sinh học tiềm năng trong tương lai, chẳng hạn các loại kháng sinh mới.
Quá trình tan băng sẽ phần nào tự diễn ra, khi các sông băng tan chảy, vi khuẩn bên trong chúng sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên bằng cách giải phóng các sắc tố để bảo vệ vi khuẩn khỏi tác hại của ánh nắng Mặt Trời. Nhưng những sắc tố đen này hấp thụ ánh sáng, làm gia tăng quá trình ấm lên và đẩy nhanh quá trình phá hủy môi trường băng.
Báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho biết các sông băng nổi tiếng ở núi Dolomites (Ý), công viên Yosemite và Yellowstone (Mỹ) và núi Kilimanjaro (Tanzania) sẽ biến mất vào năm 2050 do sự nóng lên toàn cầu.
Nguồn: Sông băng tan chảy khiến vô số vi khuẩn thoát ra sông, hồ
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất
Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/2: Loạt sai phạm tại dự án Khu nhà ở xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Nhận định phiên giao dịch ngày 24/2: Kỳ vọng sớm vượt 1.300 điểm trong tuần tới

Giá heo hơi hôm nay 24/2: Tiếp tục đà tăng trên cả ba miền

Giá vàng hôm nay 24/2: Thị trường vàng thế giới tiếp tục biến động mạnh
