Tái chế đầu lọc thuốc lá làm nhựa đường đi bộ
Chú trọng phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt Thị trường tái chế sụp đổ sau lệnh cấm xuất khẩu rác thải của EU |
Theo các nhà nghiên cứu cho thấy, khói thuốc sản xuất ra nhiều hạt muội – đây là yếu tố gây ô nhiễm không khí nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người, nguy hiểm hơn cả khói diesel. Những người hút thuốc có lẽ không biết rằng lượng chất độc họ tạo ra khi hút ba điếu thuốc nhiều gấp 10 lần lượng chất độc do một chiếc xe hơi thải ra. Việc sử dụng thuốc lá sẽ tác động xấu đến sức khỏe, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, xã hội và môi trường sống.
Thống kê, mỗi năm, ước tính có 1,4% diện tích rừng bị tàn phá để lấy gỗ sấy thuốc lá, 200.000 héc ta đất được dành ra hàng năm cho các hoạt động trồng trọt và sản xuất thuốc lá. Ngoài ra, gỗ còn được sử dụng để xây lò sấy, làm giấy cuốn thuốc lá và bao bì đựng thuốc lá.
Trong quá trình sản xuất thuốc lá, nhiều chất thải được thải ra môi trường, bao gồm dung môi, bùn than, dầu nhựa, giấy và gỗ cũng như các chất thải hóa học độc hại khác; 84 triệu tấn CO2 thải ra từ hoạt động sản xuất thuốc lá, tương đương với khí thải từ việc phóng 280.000 quả tên lửa lên vũ trụ.
Khói thuốc lá cũng là nguyên chính gây ô nhiễm không khí trong nhà, nơi làm việc, trường học, nơi công cộng do khói thuốc thải ra hàng ngàn chất hóa học độc hại. Một nghiên cứu cho thấy, hàm lượng khí CO trong không khí tại nhà ở của các gia đình có người hút thuốc cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép.
Không quá khi nói đầu lọc thuốc lá chính là chất thải nhựa ô nhiễm nhất hành tinh, trên cả túi nilon, chai lọ nhựa. Bởi vậy viện ngăn ngừa đầu lọc thuốc lá được vứt ra ngoài môi trường là vấn đề cấp bách.
Công ty Quản lý rác thải đô thị Odvoz a Likvidácia Odpadu (OLO) của TP Bratislava, nằm ở vùng Tây Nam Slovakia, vừa công bố kế hoạch thu gom và tái chế đầu lọc thuốc lá thành nhựa đường để làm đường đi bộ.
OLO sẽ đặt các thùng chứa được thiết kế đặc biệt để đựng mẩu thuốc lá bị vứt bỏ tại các sự kiện công cộng. Bên cạnh đó phối hợp với Hội đồng TP Bratislava, các công ty SPAK-EKO và EcoButt tái chế các đầu lọc thuốc lá đã qua sử dụng thành sợi đặc biệt, sau đó vật liệu này có thể được chế tạo để trở thành chất phụ gia sản xuất nhựa đường.
Nếu thành công dự án sẽ giải quyết được hàng tỷ rác thải đầu lọc thuốc lá thải ra môi trường mỗi năm và khắc phục hiệu ứng “đảo nhiệt đô thị” đang trở nên phổ biến tại nhiều thành phố lớn.
Một nhóm các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) của Austraila cũng đã công bố một nghiên cứu mới về việc tái chế dầu lọc thuốc lá thành nguyên liệu để xây dựng đường sá. Nghiên cứu cho thấy hỗn hợp nhựa đường khi cho thêm đầu lọc thuốc lá đã qua xử lý có thể giúp các con đường tăng cường khả năng chịu tải, và giảm tính dẫn nhiệt.
Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong. Bởi, trong một điếu thuốc lá chứa xấp xỉ 600 thành phần. Khi điếu thuốc được đốt lên, tạo ra hơn 7.000 hóa chất, trong đó, ít nhất 69 hóa chất được xác nhận là nguyên nhân gây nên ung thư và nhiều hóa chất khác là siêu độc tố.
Nguồn: Tái chế đầu lọc thuốc lá làm nhựa đường đi bộ