Hà Nội: 13°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C

Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

Nước ngầm có vai trò rất quan trọng trong việc khai thác để phục vụ sinh hoạt và sản xuất ở nước ta. Tuy nhiên, với áp lực khai thác liên tục, nước dưới đất tại một số địa phương đang có dấu hiệu bị suy thoái và cạn kiệt.

Kết quả điều tra của Dự án Biên hội, thành lập bản đồ tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:200.000 do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện năm 2018 cho thấy: Tổng trữ lượng tài nguyên nước dưới đất dự báo trên toàn lãnh thổ Việt Nam (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 189,3 triệu m3/ngày (nước nhạt); khoảng 61,4 triệu m3/ngày (nước mặn) và thuộc loại lớn so với khu vực.

Tuy nhiên, hiện chỉ có các khu vực đồng bằng, đồng bằng ven biển và khu vực Tây Nguyên là có điều kiện thuận lợi để khai thác nước dưới đất tập trung, với quy mô lớn. Theo thống kê sơ bộ, tổng lượng khai thác nước dưới đất trên toàn quốc ước tính khoảng 10,5 triệu m3/ngày/đêm (chiếm khoảng 17,2% trữ lượng nước dưới đất có thể khai thác).

Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
Nguồn nước ngầm được sử dụng để tưới tiêu cho diện tích sản xuất nông nghiệp

Nguồn nước dưới đất được khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt (đô thị, nông thôn); khai thác để phục vụ một số mục đích khác như: tưới cà-phê, cây công nghiệp ở Tây Nguyên; nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm trên cát ở ven biển miền trung, bán đảo Cà Mau...

Khai thác nước dưới đất tập trung với quy mô lớn ở một số khu vực đô thị lớn đã dẫn đến hạ thấp mực nước sâu tại các tầng chứa nước. Việc khai thác nước dưới đất ở nước ta thời gian qua thường tập trung với lưu lượng lớn, bố trí công trình khai thác nước chưa hợp lý tại các khu vực đô thị lớn đã gây suy giảm mực nước dưới đất với tốc độ nhanh, liên tục, cục bộ trong các tầng chứa nước.

Hiện nay, công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất mới chỉ tập trung ở các tầng chứa nước nằm nông và cũng chỉ ở mức sơ bộ (tỷ lệ 1:200.000); chưa có số liệu kiểm kê tài nguyên nước dưới đất, thiếu tài liệu về hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất. Bên cạnh đó, mới chỉ có một số tỉnh được đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất ở tỷ lệ 1:100.000 như: Hà Nội, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ...

Mặt khác, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan trắc còn lạc hậu; việc tổng hợp, xử lý thông tin, số liệu quan trắc còn khó khăn do thiếu trang thiết bị, nguồn nhân lực dẫn đến các thông tin dự báo, cảnh báo phục vụ công tác quản lý còn chậm, chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất, bảo đảm an ninh nguồn nước ở nước ta, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ sửa đổi Luật Tài nguyên nước, trong đó chú trọng sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên nước dưới đất.

Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước dưới đất
TCông trình cấp nước sinh hoạt tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk được đấu nối đến từng hộ gia đình

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tại các địa phương, nhất là việc ban hành Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất phù hợp; đồng thời xử lý, trám lấp các giếng hỏng, không sử dụng nhằm hạn chế ô nhiễm nước dưới đất.

Ngoài ra, ngành tài nguyên nước từng bước đầu tư nâng cấp, hoàn thiện việc xây dựng, vận hành hệ thống giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất để theo dõi, phát hiện các công trình bị suy giảm mực nước quá mức và có phương án xử lý kịp thời; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các giải pháp để tăng cường khả năng trữ nước ngọt, giảm dần khai thác nước dưới đất; nghiên cứu, áp dụng các giải pháp lưu giữ nước mưa ở các đô thị, dân cư tập trung nhằm giảm ngập úng, đồng thời bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất...

Hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động như: mít-tinh, hội nghị, hội thảo, triển lãm; đẩy mạnh huy động các nguồn lực đầu tư, khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực tài nguyên nước tại các địa phương.

Nguồn:Tăng cường bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

Nguyễn Minh
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới

Nhận định phiên giao dịch ngày 25/2: Có thể kiểm định lại mốc 1.300 trong những phiên tới
Thị trường vừa chứng kiến VN Index có phiên bứt phá mạnh mẽ, chính thức vượt mốc 1.300 điểm. Thanh khoản tăng mạnh, cao hơn mức ghi nhận trong các phiên bùng nổ trước đó, phản ánh sự hưng phấn của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc vượt mốc 1.300 điểm sớm cũng có thể xảy ra những đợt rung lắc mạnh trong những phiên tới, đòi hỏi nhà đầu tư cần thận trọng và linh hoạt.

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce

Giá vàng hôm nay 25/2: thế giới tiến gần đến ngưỡng 3.000 USD/ounce
Giá vàng hôm nay 25/2, thị trường thế giới tiếp tục tăng mạnh tiến gần đến vùng giá 3.000 USD/ounce. Thị trường tròng nước cả vàng miếng SJC và nhẫn cùng tăng mạnh lên ngưỡng 92 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm

Tỷ giá USD hôm nay 25/2: thị trường tự do tiếp tục tăng, ngân hàng giảm
Tỷ giá USD hôm nay 25/2, thị trường tự do tiếp tục tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại chưa ngừng giảm giá trao đổi đồng USD. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.646 đồng.

Giá xăng dầu hôm nay 25/2: Đảo chiều tăng giá

Giá xăng dầu hôm nay 25/2: Đảo chiều tăng giá
Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần (ngày 24/2), giá dầu quay đầu tăng nhẹ, khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và cam kết bù đắp tình trạng sản xuất dư thừa của Iraq làm gia tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Giá xăng dầu trong nước có thể sẽ giảm trong kỳ điều hành giá mới.

Giá cà phê hôm nay 25/2: Giảm nhẹ tại Lâm Đồng

Giá cà phê hôm nay 25/2: Giảm nhẹ tại Lâm Đồng
Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước gần như không biến động, mức giao dịch trung bình khoảng 134.000 đồng/kg. Hiện nay, giá nông sản đang có xu hướng tăng, với giá cà phê tươi dao động từ 23.000 - 29.000 đồng/kg. Đặc biệt, cà phê chè, nhờ số lượng ít và được thị trường ưa chuộng, nhất là trong xuất khẩu đi Châu Âu, Mỹ, và Nhật Bản, có giá trị cao gấp đôi so với các loại cà phê khác.