Hà Nội: 27°C
Thừa Thiên Huế: 24°C
TP Hồ Chí Minh: 33°C
Quảng Ninh: 22°C
Hải Phòng: 26°C

Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính “yếu kém” hay “ôm đất” chờ thời cơ?

Mặc dù được giao nhiều khu “đất vàng” với diện tích hàng nghìn m2, thế nhưng nhiều năm qua hàng loạt dự án bất động sản của Tập đoàn Bảo Việt bỏ hoang, chậm tiến độ gây lãng phí tài nguyên đất, vi phạm luật đất đai, làm mất mỹ quan đô thị.

Nhiều dự án bỏ hoang bị thanh tra

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay hàng loạt dự án của Tập đoàn Bảo Việt làm chủ đầu tư bị bỏ hoang, chậm tiến độ, bị thanh tra trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm: Dự án Tháp tài chính quốc tế IFT địa chỉ 220 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy; Dự án Văn phòng cho các Hiệp hội Hà Nội (tên thương mại Seven Star) tại lô đất D27 2,2ha quận Cầu Giấy. Dự án Nhà ở cao tầng để bán thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì.

Trong cuộc họp của HĐND TP. Hà Nội năm 2021, TP đã có Báo cáo kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.Trong đó, thường trực HĐND TP. Hà Nội nhắc đến Dự án Nhà ở cao tầng để bán (thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội) của Tập đoàn Bảo Việt là 1 trong số 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng.

Được biết, năm 2019, dự án Dự án Nhà ở cao tầng để bán do Tập đoàn Bảo Việt - Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt – Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt làm chủ đầu tư có Quy mô xây dựng: 32.973m2”, tổng mức đầu tư 300 tỷ đã được UBND TP. Hà Nội tiến hành thanh tra và ban hành Kết luận thanh tra số 727/KL-STNMT-TTr ngày 8/4/2019. Bên cạnh đó, dự án này cũng đã được gia hạn 24 tháng tại Quyết định số 3661/QĐ-UBND ngày 9/7/2019. Thế nhưng, đến nay, dự án Nhà ở cao tầng Bảo Việt trên vẫn chỉ là một bãi đất trống bị bỏ hoang.

Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính “yếu kém” hay “ôm đất” chờ thời cơ?
Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính “yếu kém” hay “ôm đất” chờ thời cơ?
Dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT trên lô đất 13.000m2, gần siêu thị Big C tại số 220 Trần Duy Hưng quây tôn, cây cối mọc um tùm, gây mất mỹ quan đô thị

Ngoài dự án trên, năm 2005, Tập đoàn Bảo Việt đã được giao đất để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT trên lô đất 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 3.800 tỷ đồng.

Để thực hiện dự án, vào năm 2009, Tập đoàn Bảo Việt thành lập Công ty TNHH Bảo Việt – SCIC và nay là Công ty Cổ phần đầu tư SCIC – Bảo Việt với vốn điều lệ 140 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông sáng lập gồm: Bảo Việt Nhân thọ là 30%, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là 20%, SCIC là 50%.

Thế nhưng, đã hơn 17 năm trôi qua, khu đất vàng để thực hiện dự án “khủng” này của Bảo Việt hiện vẫn chỉ là một bãi đất trống, cây cối mọc um tùm dù Tập đoàn Bảo việt đã góp gần 119 tỷ đồng để cùng SCIC thực hiện dự án (số tiền SCIC bỏ ra cho dự án cho đến lúc này cũng là gần 200 tỷ).

Một dự án khác tại huyện Mê Linh, Hà Nội cũng tai tiếng cho Tập đoàn Bảo Việt khi từng bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm, đó là Dự án khu chung cư, biệt thự, nhà vườn, du lịch Quang Minh. Tại dự án này, Tập đoàn Bảo Việt đã liên kết với Công ty CP Đầu tư xây dựng Long Việt với phần góp vốn hơn 65 tỷ đồng. Công ty Long Việt cũng chính là là chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội).

Dù bị thanh tra, nhưng hiện tại, Dự án khu chung cư, biệt thự, nhà vườn, du lịch Quang Minh cũng đang bị bỏ hoang sau gần 20 năm được giao đất.

Bên cạnh đó, khu "đất vàng" tại lô đất D27 2,2 ha quận Cầu Giấy, Hà Nội để thực hiện Dự án xây văn phòng cho các Hiệp hội Hà Nội (tên thương mại là Seven Star) Tập đoàn Bảo Việt cũng là chủ đầu tư của Dự án.

Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính “yếu kém” hay “ôm đất” chờ thời cơ?
Dự án Seven Star do Tập đoàn Bảo Việt là chủ đầu tư mọc lên hàng loạt công trình sai mục đích như bãi rửa xe, gara ôtô, buôn bán sắt vụn, sân bóng đá...

Dự án này được chỉ định cho liên danh Công ty Cổ phần đầu tư Bảo Việt, Công ty Cổ phần Sông Đà – Thăng Long và Công ty Cổ phần đầu tư C.E.O thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011. Dự án có tổng mức đầu tư 4.436,790 tỷ đồng; trong đó: tổng mức đầu tư dự án BT là 1.090,527 tỷ đồng, tổng mức đầu tư các dự án đối ứng là: 3.346,262 tỷ đồng.

Tuy nhiên, dự án này cũng có “số phận” tương tự như các dự án khác của Tập đoàn Bảo Việt khi đã hơn 1 thập kỷ trôi qua, dự án hiện vẫn đang… nằm trên giấy, hoàn toàn chưa có dấu hiệu được liên danh chủ đầu tư triển khai thực hiện.

Kết quả kinh doanh “kém sáng”

Tập đoàn Bảo Việt trước đây là một doanh nghiệp nhà nước, sau đó đã được cổ phần hóa và trở thành doanh nghiệp cổ phần từ năm 2007.

Trước đây, khi nhắc đến Tập đoàn Bảo Việt, người ta nghĩ ngay đến một tập đoàn bảo hiểm hàng đầu Việt Nam nhưng nhiều năm gần đây, Tập đoàn này đã mở rộng đầu tư đa ngành với các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, đầu tư, môi giới, quản lý quỹ, bất động sản… và mảng chính bảo hiểm đang mất dần "ngôi vương".

Theo tìm hiểu, Tập đoàn Bảo Việt hiện có 6 công ty con, trong đó Công ty TNHH MTV Đầu tư Bảo Việt (BVInvest) có tỷ lệ sở hữu 100%. Đây là công ty con chuyên kinh doanh bất động sản, tư vấn đầu tư xây dựng và cung cấp máy móc thiết bị.

Đáng nói, kết quả kinh doanh của BVInvest ít được Tập đoàn Bảo Việt nhắc tới trong hệ sinh thái của mình.

Theo báo cáo thường niên tại Tập đoàn Bảo Việt, năm 2019, BVInvest ghi nhận 265 tỷ đồng doanh thu nhưng đến năm 2020 doanh thu giảm nhẹ, mang về 263 tỷ đồng. Về phần lợi nhuận, phía công ty mẹ không công bố cụ thể.

Bên cạnh đó, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn này cho đến nay đều có kết quả không mấy khả quan, lợi nhuận khiêm tốn.

Quý đầu năm, ngoài kết quả kinh doanh không mấy khả quan, tình hình tài chính tại BVH tiếp tục trong tình trạng "kém sáng".

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 cho thấy, tính đến 31/3/2022, tổng tài sản tại BVH ghi nhận hơn 183.778 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với đầu năm được hình thành từ 161.251 tỷ đồng nợ phải trả, tương đương tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản là 88% và chỉ có 22.527 tỷ đồng vốn chủ sở hữu. Do đó, nợ phải trả đang cao gấp 7 lần vốn chủ sở hữu.

Các con số trên cho thấy BVH sử dụng đòn bẩy nợ cao, hầu hết tài sản của doanh nghiệp này được tài trợ bởi nợ.

Về nguyên tắc, hệ số nợ phải trả càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Đáng chú ý, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng tới 15% lên hơn 2.871 tỷ đồng và nợ vay dài hạn gần 231 tỷ đồng, giảm so với đầu năm.

Trong đó, có 100 tỷ đồng là trái phiếu dài hạn do Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) phát hành. Đây là trái phiếu không chuyển đổi có kỳ hạn 2 năm với lãi suất quy định trong phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ của BVSC.

Tại bảng cân đối kế toán, nợ dài hạn tại BVH lại tiếp tục vượt qua tài sản dài hạn. Cụ thể, tại ngày 31/3/2022, nợ dài hạn ghi nhận hơn 131.039 tỷ đồng, tăng 4% so với đầu năm. Trong khi đó, chủ yếu là dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (hơn 130.530 tỷ đồng) và phải trả dài hạn khác (hơn 274 tỷ đồng). Trong khi đó, tài sản dài hạn tại thời điểm này chỉ có 73.843 tỷ đồng. Như vậy, nợ dài hạn cao gấp gần 2 lần tài sản dài hạn tại BVH.

Thực tế, tình trạng nợ dài hạn tại BVH vượt qua tài sản dài hạn kéo dài suốt 4 năm qua. Nếu phần tài sản dài hạn liên tục nhỏ hơn nợ dài hạn chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều này thực sự vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn. Tương lai, nếu BVH tiếp tục để tình trạng này kéo dài chắc chắn sẽ khiến lợi nhuận kinh doanh giảm hoặc xảy ra những rối loạn tài chính doanh nghiệp nghiêm trọng.

"Ôm" hàng loạt dự án "khủng" ở những vị trí "đất vàng" để rồi bỏ hoang hàng chục năm qua, khiến dư luận đặt nhiều nghi vấn về năng lực tài chính thực sự của Bảo Việt “yếu kém” hay “ôm đất” chờ “thời cơ” mới triển khai?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin!

Cuối tháng 4 vừa qua, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết về các biện pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai.

Hà Nội đã xác định có hơn 400 dự án chậm tiến độ cần thanh tra, kiểm tra để đề ra biện pháp xử lý. UBND TP cho biết đã ban hành quyết định thu hồi 4 dự án do các nhà đầu tư 10 năm không triển khai thực hiện hoặc có văn bản đề nghị trả lại, xin dừng thực hiện, bao gồm các khu đô thị mới Prime Group, Vinalines, BMC, Việt Á.

Đối với các dự án của Bảo Việt, liệu Hà Nội có thu hồi để giao cho nhà đầu tư có năng lực tốt hơn hay cứ để bỏ mặc cho chủ đầu tư “chây ì” như hiện nay?.

Nguồn: Tập đoàn Bảo Việt: Năng lực tài chính “yếu kém” hay “ôm đất” chờ thời cơ?

Mạnh Tưởng
kinhtexaydung.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giữ xanh “quần đảo bão tố” - Bài cuối: Rác đại dương cập cảng đất liền

Giữ xanh “quần đảo bão tố” - Bài cuối: Rác đại dương cập cảng đất liền
Xác định bảo vệ môi trường biển không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là một trong những nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, các đơn vị Vùng 2 Hải quân đã và đang nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường biển bằng nhiều việc làm thiết thực.

Ninh Bình: Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại xã Khánh Thành

Ninh Bình: Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại xã Khánh Thành
Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học đa chức năng có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ, chịu nhiệt cao, an toàn với môi trường đang được triển khai tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nhằm tận dụng rơm rạ để sử dụng làm phân bón.

Bão Yinxing “chen” vào giữa đường đi của bão Trami và Kong-rey

Bão Yinxing “chen” vào giữa đường đi của bão Trami và Kong-rey
Bão Yinxing đang ở phía Đông Philippines, vào chiều ngày 4/11, cơn bão này có sức gió 100 km/h (cấp 10), gây sóng cao nhất tới 8,2 mét, di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ.

Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường ngập sâu

Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường ngập sâu
Mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến sáng nay đã khiến nhiều tuyến đường, phố ở Đà Nẵng bị ngập khiến giao thông đi lại khó khăn.

Điểm tin ngân hàng ngày 5/11: Đề xuất quy định mới về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng

Điểm tin ngân hàng ngày 5/11: Đề xuất quy định mới về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng
Gần 10,8 triệu tỷ đồng đổ vào ngân hàng; Phó Tổng Giám đốc VIB đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu; Bà Trần Thu Huyền được bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN; Ngân hàng An Bình ra mắt nền tảng ngân hàng số ABBANK Business… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.