Tây Ninh: Lễ hội bên bờ Quang Hoá

Những niềm vui dù lớn hay nhỏ, cũng theo tiếng trống mõ Kỳ yên râm ran, lan toả khắp một triền sông.

Như vậy là chúng ta đã cùng khảo sát cả 3 tổng của huyện Quang Hoá kéo dài từ triều Nguyễn đến những năm Pháp thuộc. Bên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông là Giai Hoá, từ Long Vĩnh đến Tiên Thuận. Tả ngạn sông là Triêm Hoá, từ Phước Trạch tới Trường Hoà, nay là xã Trường Tây của thị xã Hoà Thành. Và cuối cùng là tổng Mỹ Ninh, vắt ngang sông từ Phước Thạnh, Thanh Phước qua An Thạnh, Phước Lưu, Long Thuận. Tất cả những làng quê ấy đều có điểm chung là gắn bó với dòng sông Vàm Cỏ Đông miệt mài chảy xuôi từ phía thượng nguồn.

Tây Ninh: Lễ hội bên bờ Quang Hoá
Thỉnh sắc về đình Trung Cẩm Giang.

Sông Vàm Cỏ Đông xưa có tên là Quang Hoá.

Tây Ninh ngày nay, đã có nhiều lễ hội được công nhận di tích LS-VH phi vật thể quốc gia. Như lễ Kỳ yên đình Gia Lộc, Trảng Bàng, hay lễ cúng Quan lớn Trà Vong ở khu mộ ngài trên đất Tân Biên. Trên núi Bà Đen cũng có lễ vía Bà Linh Sơn thánh mẫu dịp tết mùng 5 âm lịch…

Dù vậy, muốn chứng kiến lại lễ hội truyền thống đông vui nhất trong dịp mùa xuân, thì cứ phải về các làng xã dọc bờ sông Vàm Cỏ Đông. Sớm nhất là các lễ cúng: Kỳ yên đình Trường Đông, thị xã Hoà Thành, rồi lễ cúng dinh Quan lớn Vàm Bảo (Huỳnh Công Nghệ).

Và thêm, lễ cúng Kỳ yên đình Tiên Thuận, Bến Cầu. Cả ba lễ hội này đều vào ngày 16 tháng Giêng. Còn muộn nhất, khi trời đã sang hè thì có lễ cúng dinh Quan lớn Đại thần tại ấp Cẩm Thắng ngay trung tâm của xã Cẩm Giang. Như một câu ca dao xưa của vùng đất này, là: “Dù ai xuôi ngược bộn bề/ Tháng tư mùng sáu nhớ về Cẩm Giang”.

Về Cẩm Giang! Vùng đất được coi như “tỉnh lỵ” đầu tiên ở đất Tây Ninh. Là bởi ngay sau khi chúa Nguyễn cho lập đạo Quang Phong thì đã chọn Cẩm Giang làm đạo sở đạo Quang Phong (Đại Nam nhất thống chí). Sách này cũng chép về ngôi thành bảo ở đây.

Là: “thành huyện Quang Hoá, chu vi 147 trượng 7 thước, 4 tấc, cao 7 thước, hào rộng 1 trượng sâu 5 thước, mở 3 cửa… Năm Minh Mạng thứ 5 đắp bảo Quang Hoá ở địa phận thôn Cẩm Giang…”. Vậy nên, ai muốn vừa xem hội, vừa muốn tìm hiểu về ngôi thành cũ, thì cứ phải về lễ cúng dinh Quan lớn Đại thần. Tương truyền, ông là Huỳnh (hoặc Trần) Công Thắng, một trong những vị quan đứng đầu đạo sở.

Là bởi cũng theo các bậc tiền bối cao niên ở đây, ngôi dinh nằm trên ngay trên chính một đoạn bờ thành xưa. Có thể đấy cũng chính là một trong các cổng thành, bởi ngay phía trước là con đường dài hơn 200 mét thẳng đến bờ sông Vàm Cỏ Đông, nơi ngày trước vẫn còn dấu vết của một bến thuyền với gạch đá, trụ xây. Ngôi thành cũ, quả thật đã không còn gì cả, từ bờ thành đắp đất cho đến các cổng, hào thành.

Ban quý tế dinh thờ đành cho đắp thêm một mô hình thành nhỏ ở bên sân, cùng vài gò đụn đắp đất, đá chồng cùng những mô hình chúa sơn lâm, làm quà cho du khách hiếu kỳ cùng các bạn nhỏ. Để các bạn ấy làm nơi đứng ngồi xem múa lân sư rồng mỗi dịp cúng dinh.

Sử Đại Nam cũng viết, cái thành bảo Quang Hoá ở Cẩm Giang này: “Năm thứ 17 đổi thành của huyện. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đắp bảo Định Liêu; năm Tự Đức thứ 3 lại lấy bảo Định Liêu làm thành của huyện, mà Quang Hoá vẫn để làm bảo như cũ”. Năm thứ 17 ấy (1836) là năm vua Minh Mạng đã lên ngôi 17 năm. Ông cho lập mới phủ Tây Ninh gồm 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá. Lúc ấy Cẩm Giang chính là thành huyện Quang Hoá.

Cho đến năm Tự Đức thứ 3 (1850) thì có một quyết định quan trọng đối với vùng đất này là chuyển thành huyện Quang Hoá sang bảo Định Liêu. Theo những nghiên cứu bước đầu, bảo Định Liêu chính là ở bên hữu ngạn sông, nay thuộc về ấp B, Bến Đình- xã Tiên Thuận. Cách nay trên 10 năm, đi tới đình Tiên Thuận- xã Tiên Thuận hiện nay vẫn còn thấy một đoạn bờ thành. Nay muốn thấy phải vào tận nhà ông Hai Nhang. Vườn đất nhà ông vẫn lưu giữ được một đoạn bờ thành cũ làm nơi cho cây tầm vông chằng chịt bờ rào.

Ngẫu nhiên hay cố tình đây, mà ngôi đình xưa của làng Tiên Thuận lại tựa vào bờ tường đất của ngôi thành cũ. Vùng này chiến tranh ác liệt, bom pháo đã huỷ hoại đình xưa. Ngôi hiện tại mới được dân ấp góp tài lực phục hồi khoảng mươi năm trở lại đây. Dù vậy, vào ngày lễ Kỳ yên 16 tháng Giêng đều có rất đông người đến cúng.

Thế mới biết, người Việt mình rất tôn trọng những gì có ngọn nguồn từ gốc rễ xa xưa. Như ở một nơi khác là xã Long Chữ. Dù con đường từ trục ĐT 786 ra dinh Vàm Bảo còn 2 cây số đường bờ ruộng rất khó đi. Nhưng luôn có những nhóm người tìm đến trong ngày cúng dinh 16 tháng Giêng.

Tây Ninh: Lễ hội bên bờ Quang Hoá
Thả thuyền tống ôn đình Trường Đông.

Nhưng nói gì thì nói, chắc không ai không rõ lễ hội mùa xuân có không khí thật hội hè, náo nức phải là các ngôi đình miếu bên thềm sông. Mà nhất là ở hai ngôi đình Trường Đông và Trường Tây ở sát bờ sông. Đình Trường Tây còn đủ cả, những “cây đa, bến nước, sân đình” như ca dao Việt cổ từng ghi nhận.

Đình Trường Đông, trước mặt là thênh thang bến nước, tàu bè cập bờ hay thong thả lại qua. Đình Trường Đông cúng Kỳ yên cùng ngày 16 tháng Giêng, một ngày nắng gió tràn trề. Ba gian đình mái ngói thâm nâu, phấp phới cờ hội tung bay trên mặt nước.

Gần 1 tháng sau, ngày 11 tháng 2 là đến lễ Kỳ yên đình Trường Tây có “cây đa bến nước”. Ở cả hai lễ hội ấy đều có không khí tưng bừng và hân hoan màu sắc. Sắc đỏ vàng của đội lân sư rồng cùng các tiết mục uyển chuyển, hùng tráng và dũng mãnh. Và cả những gương mặt trẻ em bừng sáng háo hức đợi chờ rồng lân sư giương oai diễu võ trên sân…

Người ta cũng sẽ gặp các không gian lễ hội tưng bừng ấy ở các ngôi đình dọc hai bên tả, hữu dòng sông của miền đất mang tên Quang Hoá. Bên tả ngạn là các đình: Cẩm An, đình Trung Cẩm Giang, đình Thạnh Đức, đình Phước Trạch, đình Thanh Phước vào trung tuần tháng 2 âm lịch.

Cũng dịp này, bên hữu ngạn sông là các đình Long Chữ, Long Thuận và Lợi Thuận. Ở đâu cũng sẽ gặp lại những nét đặc sắc của văn hoá làng xã truyền thống. Từ ẩm thực, đến trưng bày sắp đặt bông trái, nghi thức dâng cúng.

Và con người quây quần bên nhau đầm ấm, hài hoà. Các ngôi đình Cẩm An, Trường Đông, Trường Tây vẫn giữ được nghi thức thả thuyền tống ôn trên sông Vàm Cỏ Đông. Để tống tiễn đi mọi xui rủi, tai ương, dịch bệnh từng có ở thôn làng trong năm cũ. Thêm một hình ảnh rất đẹp nữa ở đình Trường Đông. Là sau khi lễ dâng cúng thần đã xong, Ban quý tế đem các mâm xôi cúng, trái cây ra chia khắp lượt cho trẻ em và cả người lớn…

Cứ thế, những niềm vui dù lớn hay nhỏ, cũng theo tiếng trống mõ Kỳ yên râm ran, lan toả khắp một triền sông.

Nguồn: Lễ hội bên bờ Quang Hoá

Trần Vũ
baotayninh.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đà Nẵng cảnh báo cấp độ 1 rủi ro về lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn

Đà Nẵng cảnh báo cấp độ 1 rủi ro về lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn
Mưa lớn kéo dài tại Đà Nẵng đã khiến đất "no" nước, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở trên sườn dốc, ngập úng cục bộ tại các khu vực thấp trũng.

Giữ xanh “quần đảo bão tố” - Bài cuối: Rác đại dương cập cảng đất liền

Giữ xanh “quần đảo bão tố” - Bài cuối: Rác đại dương cập cảng đất liền
Xác định bảo vệ môi trường biển không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là một trong những nhiệm vụ của lực lượng vũ trang, các đơn vị Vùng 2 Hải quân đã và đang nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường biển bằng nhiều việc làm thiết thực.

Ninh Bình: Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại xã Khánh Thành

Ninh Bình: Ứng dụng chế phẩm sinh học xử lý nhanh rơm rạ trên đồng ruộng thành phân hữu cơ tại xã Khánh Thành
Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học đa chức năng có khả năng phân hủy nhanh các chất hữu cơ, chịu nhiệt cao, an toàn với môi trường đang được triển khai tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình nhằm tận dụng rơm rạ để sử dụng làm phân bón.

Bão Yinxing “chen” vào giữa đường đi của bão Trami và Kong-rey

Bão Yinxing “chen” vào giữa đường đi của bão Trami và Kong-rey
Bão Yinxing đang ở phía Đông Philippines, vào chiều ngày 4/11, cơn bão này có sức gió 100 km/h (cấp 10), gây sóng cao nhất tới 8,2 mét, di chuyển theo hướng Tây - Tây Bắc, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) của Mỹ.

Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường ngập sâu

Đà Nẵng: Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường ngập sâu
Mưa lớn kéo dài từ đêm qua đến sáng nay đã khiến nhiều tuyến đường, phố ở Đà Nẵng bị ngập khiến giao thông đi lại khó khăn.
Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp Việt Nam

Net Zero - Gửi tương lai

Net Zero - Gửi tương lai

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cầu treo dành cho người đi bộ không có giá đỡ dài nhất thế giới

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc"

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn- Phần 2

5 Minute Countdown Timer

5 Minute Countdown Timer

Need a 5 minute timer for your next event? Look no further! This timer is perfect for morning services, youth sessions, ceremonies, church meetings, and many other things! Enjoy this nice and simple universal design to fit whatever you need it for.
Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

Milky Way timelapse compilation & relaxation - 4K

The milky way is such a common subject to shoot for stills and timelapse. While many sequences feature wide-angle shots of our home galaxy, there seem to be lacking many close-ups (medium format, deep-sky timelapse). That's how I made the latter my specialty over the past 4 years, with a hand-crafted workflow that enabled me to produce some of the best detailed/colored time lapses of the milky way on the market for that resolution.
NOX ATACAMA | 8K

NOX ATACAMA | 8K

The Atacama desert is home to the darkest and cleanest skies in the world. A view to the nightsky rewards with uncountable numbers of stars and fantastic nebulas in one of the most quiet a empty places on earth. Not a single noise distracts from the grand show the nightsky has to offer. The environment is harsh though. Filmed in freezing temperatures, altitudes up to 5000m/16000ft, salt lakes and icy slopes, the Atacama is not friendly to life and equipment. Though it provides without doubt for epic and vast vistas of one of the greatest landscapes on earth.