Techcombank 2023: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”
Techcombank quốc tế hóa dàn lãnh đạo Techcombank - TOP 200 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu |
Theo công bố kết quả kinh doanh 2022, Techcombank (HOSE: TCB) vẫn đạt kết quả ấn tượng, với tỷ lệ an toàn (CAR) theo Basel II đạt 15,2%, và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tiếp tục ở vị thế đầu ngành, đạt 3,2%. Lợi nhuận trước thuế của TCB đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Theo đó, thu nhập từ lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ (không bao gồm thu phí từ dịch vụ ngân hàng đầu tư) của TCB tăng trưởng mạnh, đóng góp chính nâng tổng thu nhập hoạt động lên 40,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, thu phí từ dịch vụ bảo hiểm, thu từ thư tín dụng cũng tăng trưởng tốt. Tổng khối lượng giao dịch trên nền tảng số của tập khách hàng BB tăng 33,5% so với cùng kỳ, chiếm 78,4% tổng giá trị thanh toán của phân khúc này trong năm 2022. Song song với đó, Ngân hàng tiến tới việc cung cấp các khoản vay được phê duyệt trước thông qua kênh số hóa với tổng giá trị lên tới 1 nghìn tỷ đồng, đã cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và dần dần trở thành ngân hàng giao dịch chính của khách hàng.
Mục tiêu đưa giá trị vốn hóa của Techcombank trên thị trường chứng khoán lên 20 tỷ USD vào năm 2025 |
Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank cho biết: “Techcombank khép lại năm 2022 nhiều biến động, kiên định đà phát triển bền vững bất chấp những ảnh hưởng không thuận lợi trong một số lĩnh vực kinh doanh chính của Ngân hàng. Chúng tôi cho rằng một số thách thức này có khả năng vẫn tiếp diễn, đặc biệt trong nửa đầu năm 2023. Tuy nhiên chúng tôi tự tin vào đà tăng trưởng và khả năng duy trì thế mạnh nổi trội như chất lượng tài sản, vị thế thanh khoản và hoạt động hiệu quả, khả năng sinh lời của Ngân hàng”.
Năm 2022 gắn với nhiều biến cố hiếm gặp trên thị trường tài chính cả trong và ngoài nước nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam về cơ bản vẫn trụ vững. Mặc dù vậy, năm 2023 được Chính phủ nhìn nhận thuận lợi, thời cơ và thách thức đan xen, nhưng thách thức nhiều hơn. Trong đó, ổn định kinh tế vĩ mô đối mặt với nhiều thách thức, sức ép lạm phát lớn, giá xăng, dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp. Các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro. Nợ xấu, nợ thuế có xu hướng tăng.
Trong bối cảnh tình hình thế giới năm 2023 có thể diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, Chính phủ dự báo tăng trưởng có xu hướng chậm lại; nguy cơ suy thoái kinh tế và các rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin gia tăng. Do đó, Chính phủ đề ra các giải pháp tập trung gồm tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Trong đó, lưu ý việc cải thiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn; điều hành lãi suất, tỉ giá phù hợp; bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tập trung giữ vững ổn định thị trường tài chính, tiền tệ.
Bám sát chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát huy tinh thần “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững trên cơ sở điều hành thận trọng, chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế để tập trung triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đề ra.
Với vị thế là một định chế tài chính có bề dày lịch sử, có tầm nhìn chiến lược dài hạn, quản trị hệ thống vững vàng, bộ máy vận hành chuẩn mực và hiệu quả, tiệm cận với thông lệ thế giới, kiểm soát tốt rủi ro…,Techcombank xác định, để có thể đạt được mục tiêu “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” thì điều quan trọng nhất trong quản trị, điều hành hệ thống là phải bảo đảm sự chủ động - linh hoạt - đồng bộ.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Nhằm cụ thể hóa sự chủ động linh hoạt trong điều hành, ngay từ những tháng cuối năm 2022, danh mục tín dụng đã được Techcombank chuyển dịch từ cho vay doanh nghiệp lớn sang cho vay cá nhân, giảm thiểu rủi ro danh mục và tăng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Năm 2022, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 40,1%, đạt 226,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,1% danh mục tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 7,3% so với cùng kỳ, đạt 69,4 nghìn tỷ đồng.
Kết quả tích cực đến từ việc tăng cường số hóa và cá nhân hóa sản phẩm, bao gồm những giải pháp tối ưu cho ngoại hối và giao dịch, và ứng dụng hàng đầu mới cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (BB). Sau 7 tháng từ ngày ra mắt, tổng khối lượng giao dịch trên nền tảng số của tập khách hàng BB tăng 33,5% so với cùng kỳ, chiếm 78,4% tổng giá trị thanh toán của phân khúc này trong năm 2022. Song song với đó, Ngân hàng tiến tới việc cung cấp các khoản vay được phê duyệt trước thông qua kênh số hóa với tổng giá trị lên tới 1 nghìn tỷ đồng, đã cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và dần dần trở thành ngân hàng giao dịch chính của khách hàng.
Mảng bất động sản là một trong những mảng trụ cột của Techcombank, trong quý 4/2022 chịu khó khăn tạm thời khi lãi suất tăng cao, thanh khoản co hẹp nhưng về dài hạn vẫn rất tích cực khi tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam còn thấp, tỷ lệ đáp ứng nhu cầu nhà ở chỉ 5%. Để vượt qua khó khăn giai đoạn này, Techcombank đã thực hiện chiến lược quản lý chuỗi giá trị, tức là quản lý từ chủ đầu tư, bên thi công xây dựng cho đến khách hàng cá nhân. Điều này giúp Techcombank quản lý được về mặt dòng tiền nên rủi ro sẽ thấp hơn và hiểu ngay được khi nào thì doanh nghiệp bất động sản có khó khăn dòng tiền và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, Techcombank chọn các khách hàng doanh nghiệp uy tín có chất lượng tài chính lành mạnh, dự án có pháp lý tốt. Đối với khách hàng cá nhân, Techcombank cho vay những khách hàng có thu nhập cao. Techcombank cũng đã chuẩn bị các kịch bản ứng phó với biến động của thị trường. Chẳng hạn, thách thức tương tự Quý 4/2022 kéo dài trong những tháng đầu năm 2023, hay kịch bản khó khăn hơn là lãi suất tiếp tục tăng cao, tỷ giá biến động mạnh…. Trong cả hai kịch bản thì nợ xấu Techcombank đều được kiểm soát ở mức ổn định, và không ảnh hướng đến tình hình tài chính ngân hàng. Bộ phận quản lý rủi ro của Ngân hàng cũng liên tục đưa ra các kịch bản của nền kinh tế về lãi suất, thanh khoản, những ảnh hưởng toàn cầu, từ đó đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa nguồn vốn, gồm huy động khách hàng trong nước và nước ngoài (huy động hơn 1 tỷ USD trong năm 2022 khoảng trung dài hạn 3-5 năm) giúp Techcombank đảm bảo tỷ lệ ngắn hạn cho vay trung dài hạn duy trì mức thấp (28.8%).
Được biết, hiện nay, số lượng nhân sự làm việc trên toàn hệ thống của Techcombank là 12.339 người. Techcombank là ngân hàng có thu nhập nhân viên cao nhất hệ thống ngân hàng, tính bình quân mỗi nhân sự trực thuộc Techcombank có thu nhập 44 triệu đồng/tháng, tương đương 528 triệu đồng trong năm 2022; riêng lương là 37 triệu đồng/người/tháng.
Techcombank là ngân hàng Việt đầu tiên được cơ quan toàn cầu về văn hóa Great Place to Work bình chọn "Nơi làm việc xuất sắc 2022". Giải thưởng dựa trên kết quả khảo sát suốt ba tuần, được thực hiện ngẫu nhiên tới 5.000 cán bộ nhân viên. Theo đó, 87% bình chọn tích cực về môi trường làm việc và các chính sách phúc lợi dành cho nhân viên. Cụ thể, có tới 94% nhân viên được hỏi cảm thấy hài lòng và được chào đón khi gia nhập nhà băng này, 93% người cảm thấy tự hào khi chia sẻ với người khác về việc mình được làm việc tại đây, 91% dành sự hài lòng khi bày tỏ sự tin tưởng về đội ngũ quản lý dẫn dắt nhân sự...
Techcombank được đánh giá cao nhờ tạo ra môi trường làm việc công bằng, phát huy tư duy đổi mới cũng như khuyến khích mỗi cá nhân tự tin thể hiện bản thân. Giải thưởng cũng ghi nhận những nỗ lực của ngân hàng trong việc không ngừng cải thiện các chính sách nhân sự, triển khai nhiều sáng kiến chiến lược trong quá trình tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân tài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng tầm định vị giá trị cán bộ nhân viên.
Với tinh thần “vượt trội hơn mỗi ngày”, Techcombank đang chúng minh cho cộng đồng thấy một thương hiệu lan tỏa đầy cảm xúc và niềm tin.
Nguồn:Techcombank 2023: “Dĩ bất biến ứng vạn biến”