Thị trường chứng khoán thế giới ngày 18/2: Dow Jones giảm tuần thứ 3 liên tiếp
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 15/2: Dow Jones giảm, Nasdaq tăng dù lạm phát cao hơn kỳ vọng Thị trường chứng khoán thế giới ngày 13/2: Hợp đồng tương lai của Mỹ tăng nhẹ sau tuần u ám |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 129.84 điểm, tương đương 0,39%, sau khi tăng giảm luân phiên quanh mốc tham chiếu suốt cả phiên. S&P 500 mất 11,32 điểm, hay 0,3%, trong khi Nasdaq Composite giảm 68,56 điểm, tương đương 0,58%.
Trong tuần qua, chỉ số Dow Jones mất 0,1%, S&P 500 giảm 0,3% trong khi Nasdaq vẫn tăng 0,6%.
Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu cho thấy giá nhập khẩu vào tháng 1 so với tháng 12 giảm nhiều hơn một chút so với dự kiến của các nhà kinh tế được FactSet khảo sát, còn giá xuất khẩu tăng cao hơn ước tính. Thông điệp hỗn hợp trong dữ liệu kinh tế đã làm dấy lên lo ngại rằng lạm phát đang “cứng đầu” hơn người ta từng nghĩ.
Điều này, cùng với những nhận xét diều hâu từ các quan chức Fed, đã khiến các nhà đầu tư đánh giá cao khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm nữa. Theo CME FedWatch Tool, các nhà giao dịch đặt cược rằng tỷ lệ Fed tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 3 là 18,1%, tăng từ 15,1% vào thứ Năm (16/2) và 9,2% một tuần trước.
Henry Allen, một nhà phân tích tại Deutsche Bank, cho biết: “Các thị trường đã bị ảnh hưởng trong 24 giờ qua, với lãi suất tăng và cổ phiếu bị bán tháo do dữ liệu lạm phát mạnh và giọng điệu diều hâu của các quan chức Fed khi họ thậm chí còn đưa ra triển vọng về việc lãi suất sẽ tăng 50 điểm cơ bản”.
Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào đầu tháng này, chậm lại so với các đợt tăng 50 và 75 điểm cơ bản năm ngoái. Trong khi các nhà đầu tư mong đợi một Fed dễ dãi hơn trong những tháng tới, thị trường tương lai gần đây đã đặt cược vào mức lãi suất cuối kỳ cao nhất - mức cao nhất của lãi suất quỹ liên bang - trong bối cảnh chu kỳ thắt chặt các điều kiện tài chính hiện tại.
Mặc dù xu hướng trong dữ liệu kinh tế cho thấy lạm phát có xu hướng giảm, nhưng những đột biến gần đây chỉ ra rằng giá cả khó hạ xuống mức chấp nhận được. Vào thứ Năm, chỉ số giá sản xuất (PPI) ghi nhận mức tăng nhanh nhất của lạm phát ở cấp độ nhà sản xuất trên cơ sở hàng tháng kể từ mùa hè năm ngoái.
“Các đợt tăng lãi suất vào tháng 3 và tháng 5 rất có thể xảy ra và Fed có thể phải tăng thêm nữa nếu lạm phát, tăng trưởng việc làm và nhu cầu của người tiêu dùng không hạ nhiệt” - nhà kinh tế Michael Gapen của BofA đã viết hôm thứ Sáu.
“Để cân bằng những rủi ro này, chúng tôi sẽ thêm mức tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 6 vào dự báo của mình. Điều này sẽ đẩy mức lãi suất cuối cùng lên tới 5,25-5,5%”, ông nói.
Chứng khoán châu Á
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,57% trong tuần xuống 27.513,13 điểm, do lo ngại về các hành động diều hâu của Fed sau các dữ liệu kinh tế tích cực tại Mỹ. Ngoài ra, tâm lý nhà đầu tư cũng bị giảm sút do nền kinh tế Nhật Bản phục hồi chậm hơn dự kiến trong quý cuối cùng của năm ngoái.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite đi lùi 1,12% xuống 3.224,02 điểm. Cùng lúc đó, Hang Seng Index của Hồng Kông mất 2,22% xuống 20.719,81 điểm.
Nguồn: Thị trường chứng khoán thế giới ngày 18/2: Dow Jones giảm tuần thứ 3 liên tiếp