Thị trường chứng khoán thế giới ngày 25/11: Biến động trái chiều ở châu Á
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 24/11: Nhiều yếu tố thúc đẩy lực mua |
Chứng khoán Mỹ
Dow Jones tương lai tăng 0.1%, S&P tương lai tăng 0.2% và Nasdaq 100 tương lai tăng 0.4%.
Lợi tức trái phiếu kho bạc 10 năm giảm 3 điểm cơ bản xuống 3,68%.
Nhà đầu tư được khuyên không nên giải ngân lúc này khi thị trường tiệm cận ngưỡng kháng cự và một vài báo cáo kinh tế đáng chú ý sẽ được phát hành trong thời gian tới.
Một loạt dữ liệu kinh tế có thể làm thay đổi kỳ vọng về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Thứ 4 tuần sau (30/11), báo cáo JOLTS Job Openings sẽ cung cấp dữ liệu số lượng việc làm đang tuyển dụng. Chủ tịch Fed Jerome Powell dự kiến cũng sẽ có phát biểu cùng ngày.
Ngày 1/12, chỉ số giá cả của chi phí tiêu dùng cá nhân (PCE price index) cũng sẽ được công bố cùng với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và chỉ số sản xuất ISM. Báo cáo việc làm tháng 11 sẽ được phát hành vào thứ 6 (2/12).
Chứng khoán Châu Á
Chỉ số Japan Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0.3% trong phiên sáng xuống 28,286.4 khi báo cáo chỉ số lạm phát tháng 11 của quốc gia này cao hơn dự báo của các nhà phân tích. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng lõi (Core CPI) tăng 3.6%, mức tăng cao nhất trong hơn 4 thập kỉ qua.
Nhà đầu tư cũng đẩy mạnh chốt lời sau đợt phục hồi trước đó nhờ tin tức về việc giảm tốc độ tăng lãi suất của Fed.
Sàn giao dịch Hang Seng của Hồng Kông cũng giảm 0.8% xuống 17,521.11, trong khi Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0.5% lên 3,105.36.
Các nhà đầu tư đang chú ý đến các biện pháp của Trung Quốc nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona bởi động thái này sẽ có tác động lớn đến phần còn lại của châu Á. Trung Quốc đại lục đã báo cáo hơn 31.000 trường hợp nhiễm Covid, bao gồm cả những ca không có triệu chứng, cao hơn giai đoạn giữa tháng 4 trong thời gian Thượng Hải bị phong tỏa.
Nguồn: Thị trường chứng khoán thế giới ngày 25/11: Biến động trái chiều ở châu Á