Thị trường chứng khoán thế giới ngày 5/1: Dow Jones tăng điểm bất chấp Fed báo hiệu nhiều đợt tăng lãi suất
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 4/1: Dow Jones khởi đầu năm mới không mấy thuận lợi Thị trường chứng khoán thế giới ngày 3/1: Hợp đồng tương lai Dow Jones bật tăng 300 điểm |
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow Jones tăng 133,4 điểm, tương đương 0,40%, đóng cửa ở mức 33.269,77 điểm. S&P 500 tăng 0,75% lên 3.852,97 điểm còn Nasdaq Composite tăng 0,69%, đóng cửa ở mức 10.458,76 điểm. Lợi suất trái phiếu giảm ngay cả khi Fed khẳng định lại rằng lãi suất sẽ tăng cao hơn trong năm nay.
Cả ba chỉ số đều ghi nhận phiên tăng điểm đầu tiên trong năm, phá vỡ cuỗi hai ngày giảm liên tiếp, sau khi phục hồi vào buổi chiều.
Cơ hội việc làm trong tháng 11 giảm nhẹ so với tháng trước xuống còn 10,46 triệu, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ. Theo khảo sát của FactSet, các nhà kinh tế đã kỳ vọng sẽ có 10 triệu cơ hội việc làm trong tháng 11, nhưng sự sụt giảm so với tháng trước cũng cho thấy nhu cầu lao động đã yếu đi và khả năng tiền lương sẽ tăng chậm hơn.
Mặt khác, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho thấy sự thu hẹp trong lĩnh vực này sau 30 tháng tăng trưởng, cho thấy rằng việc tăng lãi suất có thể đang làm nền kinh tế phát triển chậm lại.
“Chi phí đầu vào giảm tháng thứ 9 liên tiếp do lạm phát giảm tốc. Fed sẽ tiếp tục làm chậm tốc độ tăng lãi suất trong tháng 2. Chúng tôi kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm bất chấp rủi ro suy thoái đang gia tăng”, Jeffrey Roach, nhà kinh tế trưởng tại LPL Financial cho biết.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm khi các nhà đầu tư xem xét các báo cáo nhưng mức tăng giảm dần khi biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed cho thấy tâm lý diều hâu từ ngân hàng trung ương. Các thành viên của Fed vẫn nhận định lạm phát đang ở mức “cao không thể chấp nhận được”, theo biên bản.
Một đoạn trích khác có thể khiến thị trường lo ngại: “Sẽ cần thêm nhiều bằng chứng về sự cải thiện hơn để có thể tin tưởng rằng lạm phát đang trên đà đi xuống bền vững… Tổng cầu có thể tiếp tục tăng nhẹ để giảm áp lực lên lạm phát.”
Nói tóm lại, có vẻ như Fed sẽ tiếp tục việc nâng lãi suất, vốn để kiềm chế lạm phát bằng cách giảm cầu. Trong khi đó, các thị trường đang hy vọng rằng Fed sẽ không chỉ làm chậm tốc độ tăng lãi suất mà còn sớm dừng chúng lại hoàn toàn.
Tiếp theo, các nhà đầu tư sẽ xem xét báo cáo việc làm vào thứ Sáu để biết thêm thông tin về tình hình của nền kinh tế trong bối cảnh Fed tăng lãi suất.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán châu Á chủ yếu tăng điểm hôm thứ Năm (5/1) sau một đợt phục hồi ở Phố Wall khi các nhà đầu tư đánh giá biên bản cuộc họp mới nhất của Fed và hoan nghênh dữ liệu đáng khích lệ về việc làm của Mỹ.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,4% lên 25.820,8 điểm. Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 1,25% lên 21.052,17 điểm, trong khi Shanghai Composite tăng 1,01% lên 3.155,22 điểm.
Redmond Wong, chiến lược gia thị trường tại Saxo Capital Markets, cho biết: “Mặc dù không thể tránh khỏi những đợt tăng mạnh số ca COVID-19 ở giai đoạn đầu mở cửa, nhưng triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2023 đã sáng sủa hơn”.