Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội và thách thức
Tổng quan thị trường Tài chính tiêu dùng Việt Nam
Thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) bao gồm cả kênh tín dụng chính thức và phi chính thức.
Trong đó, tài chính tiêu dùng chính thức là các tổ chức tín dụng được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà Nước và hoạt động theo Luật Các Tổ chức tín dụng, gồm: Ngân hàng thương mại (NHTM) và Công ty tài chính (CTTC).
Tài chính tiêu dùng phi chính thức (tuân theo các quy định tại Bộ luật Dân sự 2015) gồm: Dịch vụ cầm đồ, P2P, các apps cho vay trực tuyến, BNPL – gồm: Các chuỗi cửa hàng cầm đồ và các tiệm cầm đồ nhỏ lẻ, Các công ty cho vay ngang hàng (P2P lenders), Các công ty cho vay trong ngày, các apps cho vay (Payday lenders) và Các công ty Fintech cung cấp dịch vụ mua trước trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL)
Các hình thức khác gồm: Các hình thức cho vay theo nhóm tại các địa phương (“Họ, hụi, biêu, phường”, được gọi chung là Họ); Vay từ người thân, bạn bè; và Các hình thức vay “nóng”, cho vay nặng lãi giữa các cá nhân.
Thị trường tài chính tiêu dùng lấy lại đà tăng trưởng sau đại dịch |
Tỷ lệ nợ xấu của các CTTC tăng cao, chất lượng tín dụng của người đi vay suy giảm do tác động của đại dịch COVID-19 và tình hình kinh tế khó khăn gần đây |
Các loại hình cho vay tiêu dùng phi chính thức bùng nổ trong thời gian gần đây
Cho vay ngang hàng – P2P Lending: Kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (bao gồm: các tổ chức tài chính hoặc các nhà đầu tư khác) Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech
Cho vay theo ngày – Payday Lending: Cung cấp khoản vay ngắn hạn, giải ngân trong ngày cho người đi vay với mức lãi suất rất cao. Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech, các apps cho vay …
Chuỗi cửa hàng cầm đồ: Được cấp phép cung cấp các khoản vay cầm cố, có tài sản đảm bảo như F88, T99, Tima, Vietmoney, HappyMoney…
Dịch vụ mua trước trả sau (BNPL): Cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm trước, sau đó thanh toán hóa đơn thành nhiều khoản nhỏ. Các bên cung cấp dịch vụ là các công ty Fintech, ví điện tử, nhà bán lẻ, nền tảng thương mại điện tử liên kết với các tổ chức tín dụng như NHTM, CTTC.
Các chuỗi cửa hàng cầm đồ phát triển nhanh chóng với mạng lưới rộng khắp tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước
Mô hình kinh doanh của các chuỗi cầm đồ: Hình thức pháp lý là hoạt động theo Giấy Đăng Ký Kinh doanh được cấp bởi Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh, thành phố và tuân theo các quy định về nghành nghề kinh doanh có điều kiện (Nghị định 96/2016)
Sản phẩm chính là Khoản vay có tài sản đảm bảo gồm: Cho vay thế chấp bằng giấy đăng ký (cà vẹt) xe máy và xe ô tô; và các khoản vay bảo đảm khác với tài sản thế chấp là xe máy, ô tô hoặc các vật dụng cá nhân khác như điện thoại, máy tính, máy tính bảng, máy ảnh, đồ điện máy, đồ trang sức…)
Ngoài ra, còn có Bancassurance (phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) và Dịch vụ thanh toán hộ (tiền điện, nước, truyền hình), nạp tiền (thẻ game, thẻ điện thoại) (top up).
Khách hàng mục tiêu: Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay các món vay nhỏ, thời gian vay ngắn, giải ngân nhanh, không đủ điều kiện để vay vốn tại các TCTD chính thức (NHTM, CTTC)
Nguồn thu nhập: thu nhập lãi và phí dịch vụ kèm theo khoản vay, thu nhập từ thanh lý tài sản cầm cố, thu nhập phí từ các dịch vụ cung cấp cho bên thứ 3 (như bancassurance, thanh toán, nạp tiền).
Mạng lưới: Chủ yếu dựa vào mạng lưới các cửa hàng trên toàn quốc.
Ngành tài chính tiêu dùng Việt Nam có nhiều dư địa tăng trưởng trong thời gian tới hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện |
Các thách thức đối với ngành Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam
Thiếu cơ chế kiểm soát trần lãi suất cho vay và các loại phí kèm theo đối với các hình thức tài chính tiêu dùng phi chính thức.
Đối với cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay. Theo đó, đối với các tổ chức TCTD chính thức (Ngân hàng, Công ty tài chính), NHNN có cơ chế kiểm soát lãi suất cho vay tiêu dùng; Luật Các tổ chức tín dụng không quy định trần lãi suất cho vay; Lãi suất được xác định dựa trên thỏa thuận với khách hàng nhưng cần thông báo với NHNN về khung lãi suất cho vay và áp dụng thống nhất toàn hệ thống; Không thu thêm bất kỳ khoản phí nào khác; và được NHNN định hướng kiểm soát mức suất cho vay để hỗ trợ khách hàng trong phân khúc thu nhập thấp.
Đối với các tổ chức TCTD phi chính thức (Các công ty dịch vụ cầm đồ, P2P, Payday lenders…) thì chỉ kiểm soát trần lãi suất cho vay tối đa 20%, không hạn chế về các phí dịch vụ
Trần lãi suất cho vay (20%/năm ~ 1,3%/tháng) + Các phí dịch vụ khác (Phí thẩm định ~ 1,4%/tháng, phí quản lý tài sản đảm bảo ~ 3-5%/tháng, phí khởi tạo khoản vay…) => Lãi suất thực tế phải trả (lên tới vài chục % tới vài trăm %/năm).
Đối với các CTTC, họ gặp rủi ro nguy cơ sụt giảm biên lãi ròng (NIM) do chi phí huy động vốn tăng cao. Cụ thể, chi phí huy động vốn tăng cao do tình hình thanh khoản thắt chặt trên các thị trường tài chính (thị trường ngân hàng, thị trường trái phiếu, trị trường cổ phiếu …). Bên cạnh đó, các CTTC khó nâng lãi suất cho vay tương ứng do định hướng kiểm soát lãi suất cho vay của NHNN dẫn đến NIM giảm.
Ngoài ra, đó còn là rủi ro tín dụng tăng cao đối với CTTC khi cùng khai thác phân khúc 2 khách hàng với các kênh cho vay phi chính thức. Cụ thể, các CTTC đang bị đánh đồng với các bên cho vay nặng lãi, rủi ro vỡ nợ chéo (cross default) đối với các CTTC do: Khi có khoản vay tại nhiều bên, khách hàng có xu hướng ưu tiên trả nợ tại các bên phi chính thức do lo ngại về các biện pháp thu hồi nợ cực đoan; và Chất lượng tín dụng của các KH vay phi chính thức chưa được theo dõi tại bất cứ cơ quan quản lý, trung tâm dữ liệu chính thống nào (CIC, PCB).
Quy định về lãi suất cho vay và các loại phí dịch vụ cầm đồ tại một số quốc gia trong khu vực |
Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thu hồi nợ còn khá đơn giản, thiếu chế tài đối với các hành vi thu hồi nợ trái pháp luật.
Các công ty tài chính tuân thủ theo quy định tại Thông tư 43/2016 và Thông tư 18/2019 về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Quy định thu hồi nợ khá đơn giản (như nhắc nợ tối đa 05 lần/ngày, từ 7h-21h, không được đòi nợ, gửi thông tin cho những người không có nghĩa vụ trả nợ (ví dụ người thân, bạn bè)….
Đối với các kênh cho vay phi chính thức, thì tuân theo các quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015; và các quy định về thu hồi nợ khá đơn giản và hoạt động thu hồi nợ chưa được giám sát chặt chẽ.
Các phương thức thu hồi nợ vay tiêu dùng phổ biến:
Hoạt động thu hồi nợ được thực hiện bởi các nhân viên nội bộ của công ty 2. Hoạt động thu hồi nợ được thực hiện bởi các đơn vị đòi nợ thuê trái phép bên ngoài.
Hoạt động đòi nợ đã bị CẤM kinh doanh theo Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020.
Các doanh nghiệp đòi nợ thuê đã chuyển đổi hình thức hoạt động sang mô hình công ty tư vấn luật, công ty mua bán nợ để núp bóng và cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê cho các ngân hàng, công ty tài chính và các đơn vị/cá nhân có nhu cầu 3. Bán danh mục nợ xấu cho các công ty mua bán nợ với mức giá chiết khấu cao. Các công ty mua bán nợ sẽ thực hiện truy đòi và thu hồi nợ từ người vay
Các hành vi truy đòi và thu hồi nợ vay tiêu dùng trái pháp luật phổ biến
Các hành vi truy đòi và thu hồi nợ vay tiêu dùng trái pháp luật như gọi điện thoại chửi bới/đe dọa; gọi điện cho người thân/bạn bè, ghép hình/tung hình lên các mạng xã hội nhằm bôi xấu danh dự; Đặt bình ga/bình xăng/quan tài; Dọa giết, v.v. 2. Cơ chế thu nhập khắc nghiệt của nhân viên thu hồi nợ (i) lương cứng thấp (ii) thu nhập chính từ hoa hồng được chia trên số tiền nợ đòi được. Vô hình chung, điều này đã thúc đẩy nhân viên dùng mọi phương thức/thủ đoạn để đòi nợ, kể cả vi phạm pháp luật.
Quy định về quản lý hoạt động thu hồi nợ của một số nước trong khu vực |
Đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện
Lãi suất cho vay tiêu dùng của các kênh tín dụng phi chính thức - Cần ban hành quy định cụ thể về trần lãi suất cho vay và các loại phí dịch vụ kèm theo của loại hình TCTD phi chính thức, chứ không chỉ là trần lãi suất cho vay như quy định hiện tại trong Bộ Luật Dân sự 2015.
Hoạt động thu hồi nợ - Cân nhắc đưa dịch vụ đòi nợ thuê trở lại thành hoạt động kinh doanh có điều kiện, hợp pháp để hỗ trợ cho hoạt động tài chính tiêu dùng, hoạt động mua bán nợ vay tiêu dùng; và có cơ sở để xây dựng khuôn khổ pháp lý kiểm soát chặt chẽ
- Xây dựng khung pháp lý đầy đủ, chi tiết cho hoạt động thu hồi nợ đối với các hoạt động tài chính tiêu dùng chính thức và phi chính thức, cũng như của các công ty mua bán nợ, các công ty dịch vụ đòi nợ thuê (nếu được cho hoạt động trở lại) (đặc biệt là công khai các hình thức đòi nợ hợp pháp, các hành vi đòi nợ bị cấm và chế tài xử phạt nặng nếu vi phạm …).
Hoạt động truyền thông - Đẩy mạnh truyền thông để người dân hiểu và phân biệt được các kênh tín dụng tiêu dùng chính thức (được cung cấp bởi ngân hàng và công ty tài chính được NHNN cấp phép) và các kênh phi chính thức (và cả các hình thức cho vay bất hợp pháp khác) từ đó giúp cho người dân tránh xa các kênh vay mượn có độ rủi ro cao
- Đẩy mạnh giáo dục kiến thức về quản lý tài chính cá nhân cho người dân góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện; giúp họ có thể lập kế hoạch ngân sách và quản lý chi tiêu hiệu quả
- Truyền thông về các sản phẩm tài chính tiêu dùng, quyền và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay, các rủi ro liên quan đến việc không trả nợ đúng hạn, từ đó giúp người dân hình thành thói quen vay và trả nợ vay tiêu dùng văn minh
*Giám đốc Điều hành, Khối Dịch vụ Nghiên cứu Thị Trường và Tư vấn, FiinGroup
Nguồn: Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam: Cơ hội và thách thức