Hà Nội: 14°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 29°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 16°C

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về việc tăng lãi suất, tỷ giá

Chiều ngày 28/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu quan tâm như tăng lãi suất, tăng tỷ giá, hỗ trợ lãi suất 2%, tín dụng cho doanh nghiệp xăng dầu…
Đối sách của Việt Nam trước 'làn sóng' tăng lãi suất của thế giới Thủ tướng chỉ đạo 'nóng' giữ ổn định kinh tế sau khi FED tăng lãi suất

Báo cáo Quốc hội và cử tri cả nước về điều hành lãi suất tín dụng và tỷ giá, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, bối cảnh năm 2022 có nhiều khó khăn hơn nhiều so với những đánh giá vào cuối năm 2021, xu hướng lạm phát kéo dài hiển hiện ở khắp các nước trên thế giới, hiện có 80 nước có lạm phát từ 2 con số trở lên. FED đã tăng lãi suất cao và dự kiến sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao 4,5 - 4,7% vào giữa năm 2023, đồng đô la Mỹ tăng mạnh khiến nhiều đồng tiền khác suy giảm. Những diễn biến như vậy khiến Ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đều gặp khó khăn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về việc tăng lãi suất, tỷ giá
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Cũng theo Thống đốc, trong nước, diễn biến của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán tác động mạnh đến hoạt động tiền tệ và ngân hàng. Trong khi đó, chính sách tiền tệ được giao nhiều nhiệm vụ, đa mục tiêu. Ngay trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng cao, Ngân hàng Nhà nước vẫn được giao nhiệm vụ giảm lãi suất 0.5 - 1%. Đây thực sự là việc khó khăn, thách thức.

Trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát diễn bến kinh tế vĩ mô tiền tệ và điều hành linh hoạt, đồng bộ với liều lượng vào các thời điểm hợp lý. Qua đó góp phần kiểm soát lạm phát ở mức bình quân 9 tháng là 2,73%, năm 2022 ước đạt dưới 4%. Đây là mức thấp hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới, là yếu tố góp phần cho tăng trưởng kinh tế đạt mức dự kiến 8% cho cả năm nay.

Tăng trưởng kinh tế chính sách tiền tệ tín dụng của ngành ngân hàng tăng trên 11%, đây cũng là một yếu tố góp phần tăng trường kinh tế đạt mức dự kiến 8% cho cả năm.

Đối với tỷ giá, bà Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã theo dõi sát và điều hành linh hoạt ở mức độ phù hợp để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Đặc biệt trên thị trường tiền tệ, thanh khoản ngân hàng thậm chí có dư thừa trong 9 tháng, mặt bằng lãi suất chỉ tăng 0,3-0,4% so với cuối năm ngoái.

Tuy nhiên sang tháng 10, bà Hồng cho biết thị trường tiền tệ, ngoại hối biến động mạnh do tác động bởi tâm lý kỳ vọng, đặc biệt là các thông tin không đúng sự thật ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chủ động, linh hoạt và xác định trọng tâm thời gian này phải đảm bảo ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng và sẵn sàng cung ứng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu chi trả cho các tổ chức tín dụng.

Đối với thị trường ngoại hối, theo Thống đốc, Ngân hàng Nhà nước xác định trọng tâm đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, cung ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất để kiểm soát tỷ giá. Thị trường ngoại hối ổn định giúp cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ, chúng ta phải xác định mục tiêu trọng tâm trọng điểm trong giai đoạn đó là gì nhưng mục tiêu chính vẫn là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong ngắn hạn phải đánh đổi giữa các mục tiêu như để ổn định thị trường ngoại hối phải chấp nhận tỷ giá tăng cao và với doanh nghiệp chịu ảnh hưởng khi tỷ giá tăng cao nhưng ổn định được thị trường ngoại hối...

Bà Hồng cũng khẳng định, nếu tín dụng nới room, thì sự kiện tháng 10 vừa rồi gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng.

Liên quan đến vấn đề tháo gỡ khó khăn cung ứng xăng dầu, Ngân hàng Nhà nước cũng đề nghị Bộ Công thương phải có đánh giá chi tiết, cụ thể, phân tích những nguyên nhân dẫn đến cái hiện tượng khan hiếm, rối loạn cung ứng và có những cái giải pháp phù hợp. Về phía hoạt động tín dụng của ngân hàng, trong điều hành, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh doanh xăng dầu; đồng thời đã có công văn gửi các tổ chức tín dụng phải đáp ứng cho lĩnh vực kinh doanh này.

Về Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành ban hành Nghị định, thông tư hướng dẫn, tuy nhiên, về thực tiễn, số lượng hỗ trợ còn ít, sự giám sát từ sớm từ xa, những phân tích, đánh giá nguyên nhân của các đại biểu Quốc hội là hoàn toàn chính xác. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành tiến hành đánh giá, khảo sát trong thời gian tới và áo cáo tổng thể với Chính phủ và Quốc hội.

Trước đó, đại biểu Trần Văn Tuấn (Tp.HCM) cho rằng từ nay đến cuối năm và năm 2023, còn có rất nhiều thách thức đặt ra nên để giúp Chính phủ có thể hoàn thiện thêm công tác điều hành trong thời gian tới, nhất là chúng ta cần giảm áp lực tăng tỷ giá, tăng lãi suất trong thời gian tới, tạo nguồn thu ngoại hối và giảm chi ngoại hối để giảm áp lực tăng tỷ giá, lãi suất.

Theo đó, đại biểu đề nghị cần đưa các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, hàng xuất khẩu, hàng công nghiệp chế biến, chế tạo đưa vào diện để hỗ trợ, hỗ trợ về tiếp cận tín dụng, miễn giảm, giãn thuế, đơn giản hóa các thủ tục cần thiết để tăng thêm, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu tập trung vào xuất khẩu để tăng thêm nguồn thu.

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì khuyến khích các doanh nghiệp này đa dạng hóa thị trường nhập khẩu bằng cách sử dụng các ngoại tệ khác nhau, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đồng đô la để giảm áp lực lên tỷ giá.

Nguồn: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về việc tăng lãi suất, tỷ giá

Hải Nam
taichinhdoanhnghiep.net.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu

Triển khai các phương án phòng cháy rừng tại Vườn chim Bạc Liêu
Ban Quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu thông tin, Khu Bảo tồn loài- sinh cảnh Vườn chim Bạc Liêu đang trong tình trạng cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn).

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án

Quảng Trị: Cần chú trọng bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu, phế thải dự án
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhiều dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai rầm rộ. Cùng với việc triển khai nghiêm ngặt các quy định về môi trường, bên cạnh đó vẫn còn dự án chưa chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng không được che đậy gây vương vãi, khói bụi đã ảnh hưởng không nhỏ đến người dân trong khu vực.

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên

Đà Nẵng chuẩn bị khởi công nhà máy điện rác đầu tiên
Nhà máy điện rác tại Đà Nẵng có tổng vốn đầu tư lên đến 2.021 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 9,387 ha.

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì

Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì
Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm

Quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 1491/VPCP-CN ngày 24/02/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quyết liệt chỉ đạo cung ứng vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm.