Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm độc hại hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải. Theo đó, về phục hồi môi trường sau sự cố chất thải, cần tổ chức lực lượng, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định; Đánh giá mức độ ô nhiễm và triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu có);
Làm sạch nguồn nước bằng chất Oxy hóa khử, như: Clo, Kali pemangnat, Clorat canxi, Bicromat kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi hoặc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải (phương pháp sinh học), sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất hữu cơ độc hại.
(Ảnh minh họa) |
Theo dự thảo, chất thải phát sinh từ quá trình phục hồi sau sự cố chất thải phải được phân định, phân loại, thu gom, xử lý theo đúng quy định. Môi trường tại khu vực xảy ra sự cố chất thải phải được phục hồi bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường xung quanh hoặc tương đương chất lượng môi trường xung quanh trước thời điểm xảy ra sự cố chất thải. Ưu tiên phục hồi các thành phần môi trường bằng cách sử dụng phương pháp, kỹ thuật không sử dụng hóa chất hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất.
Việc phục hồi môi trường có thể được thực hiện theo các phương pháp, kỹ thuật sau: Phương pháp sinh học (hiếu khí, kỵ khí); phương pháp hóa học; phương pháp vật lý; phương pháp nhiệt; phương pháp, kỹ thuật kết hợp từ hai hoặc nhiều phương pháp, kỹ thuật nêu trên và các phương pháp, kỹ thuật khác. Căn cứ hướng dẫn trên, chủ dự án đầu tư, cơ sở gây ra sự cố chất thải và các cơ quan liên quan lựa chọn, xác định các giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường trong kế hoạch phục hồi môi trường…/.
Nguồn: Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm độc hại hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm