Tiền Giang: Tập trung xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí mới
Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) được tỉnh Tiền Giang bổ sung vào danh sách xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2022. Ảnh: MINH THÀNH |
Đến cuối tháng 7-2022, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Tiền Giang đã có 6 nghị quyết, 2 quyết định và 1 văn bản về công tác phân bổ nguồn vốn, lãnh đạo xây dựng NTM đến năm 2025. Bên cạnh đó, nhiều sở, ngành tỉnh có văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM các cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương áp dụng và triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã chủ động triển khai xây dựng lộ trình thực hiện Chương trình cụ thể trên địa bàn.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông Bùi Thái Sơn cho biết, thời gian qua huyện đã được UBND tỉnh và các sở, ngành tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xây dựng NTM. Hiện tại, huyện đã ra mắt 2 xã NTM và đã xây dựng lộ trình ra mắt thêm 1 xã đạt chuẩn NTM trong năm 2022 dựa theo Bộ tiêu chí mới. Trong năm 2023, huyện sẽ ra mắt NTM 3 xã còn lại để tạo cơ sở phấn đấu ra mắt huyện NTM vào năm 2024 hoặc đầu năm 2025.
Dù vậy, một số địa phương vẫn gặp khó khăn khi Bộ tiêu chí mới có thêm nhiều tiêu chí, chỉ tiêu hơn và nâng cao hơn so với trước đây. Theo thống kê của UBND huyện Cai Lậy, đến tháng 8-2022, toàn huyện có 14 xã đạt theo Bộ tiêu chí mới.
Tỉnh Tiền Giang phấn đấu đến cuối năm 2022 có thêm thêm ít nhất 5 xã NTM (nâng số xã đạt chuẩn lên 136/142 xã, đạt 95,1%), ít nhất 11 xã NTM nâng cao (nâng số xã đạt đến cuối năm 2022 là 37 xã, đạt 26,01%). Cùng với đó, huyện Cai Lậy được công nhận đạt chuẩn NTM (nâng số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM đến cuối năm 2022 là 7/11) và có 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Toàn tỉnh phấn đấu có ít nhất 80% số xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM từ năm 2021 trở về trước duy trì, giữ vững và nâng chất các tiêu chí theo quy định mới nhất. |
Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy Trần Quốc Bình cho biết, hiện huyện có 3 xã đã ra mắt xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Qua rà soát theo Bộ tiêu chí mới, các xã trên chỉ đạt từ 12, 13/19 tiêu chí NTM nâng cao. Qua đó, huyện đã chủ động rà soát theo Bộ tiêu chí mới để chọn ra 2 xã mới đạt từ 15 tiêu chí trở lên để xây dựng đạt chuẩn NTM nâng cao.
Còn theo đánh giá của UBND huyện Cái Bè, qua rà soát các tiêu chí trong Bộ tiêu chí mới, đa phần các xã đều không đạt các tiêu chí về truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực gắn với mô hình VietGAP, các tổ khuyến nông hiệu quả (đối với xã NTM) và sản phẩm OCOP (đối với xã NTM nâng cao). Đặc biệt đối với tiêu chí Môi trường, theo quy định mới về gom rác thải đạt 85% (ở xã NTM), 95% (ở xã NTM nâng cao) thì đa phần các xã chưa đạt.
Phó Chủ tịch UBND huyện Cái Bè Phan Thanh Sơn cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng, các xã trên địa bàn huyện quan tâm, tạo điều kiện cho các hợp tác xã có điều kiện thuận lợi mở rộng kinh doanh, sản
Tính đến cuối tháng 7-2022, toàn tỉnh Tiền Giang có 131/142 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 26 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 đô thị (TP. Mỹ Tho, TX. Gò Công, TX. Cai Lậy) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 3 huyện (Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây) đạt chuẩn huyện NTM. |
xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận, nhất là ở các xã An Thái Trung, Mỹ Hội, Thiện Trí, Hậu Thành, Mỹ Lương… để giải quyết và nâng chất các tiêu chí về phát triển nông thôn. Cùng với đó, huyện sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động bổ sung thành viên để Tổ Khuyến nông cộng đồng đi vào hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, huyện tập trung thực hiện các sản phẩm OCOP với mục tiêu có 10 sản phẩm được đánh giá phân loại trong năm 2022.
Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn, các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao; huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM rà soát, đánh giá và xây dựng kế hoạch nâng chất các tiêu chí theo quy định mới. Đối với các nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế nông thôn, các địa phương cần gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn; đồng thời, đẩy mạnh thực hiện Chương trình OCOP, phát triển sản xuất ứng dụng công nghệ cao, thông minh…
Nguồn: Tiền Giang tập trung xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí mới