Tiếp tục gọi vốn thành công từ 2 quỹ ngoại, F88 quyết hoàn tất 3 mục tiêu trọng điểm
F88 không còn là “chuỗi cầm đồ” Câu chuyện “Đầu tư lấy tầm nhìn làm định hướng” |
Cụ thể, hai quỹ đầu tư quốc tế đó là quỹ Việt Nam - Oman và quỹ Mekong Enterprise Fund IV, trong đó quỹ Việt Nam Oman (VOI) góp 30 triệu USD. Quỹ đầu tư Việt Nam - Oman là đơn vị liên doanh giữa Ủy ban Đầu tư chính phủ Oman và Công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước Việt Nam. Chính thức hoạt động từ năm 2009, VOI đã đầu tư vào 17 dự án trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, y tế, giáo dục tại Việt Nam nhưng đây là lần đầu tiên quỹ này đầu tư vào mảng tài chính, cụ thể là mô hình phân phối các dịch vụ tài chính toàn diện dành cho những người không có tài khoản ngân hàng hoặc không đủ điều kiện sử dụng các dịch vụ tài chính từ ngân hàng (unbak và underbank). Khác khoản đầu tư của VOI có giá trị giao động từ 10 đến 30 triệu USD cho mỗi dự án. Bên cạnh các yếu tố như lợi nhuận sau đầu tư thì các dự án nhận vốn của VOI đều phải đảm bảo mang lại các giá trị cho xã hội.
Nếu đây là lần đầu tiên VOI đầu tư vào chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 thì với Mekong Capital, đây đã là lần thứ ba rót vốn, sau các năm 2017 và 2020. Ông Chris Freund - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc quỹ Mekong Enterprise Fund IV - thì ấn tượng với khả năng thay đổi bản thân của doanh nghiệp để thích nghi với sự phát triển thị trường nói chung. Ngoài ra, việc F88 đã định hình được một hệ thống giá trị văn hóa doanh nghiệp là một lợi thế “tuyệt vời” khi kêu gọi vốn đầu tư từ Mekong Capital - tác giả cuốn sách Chuyện lẩu cua khẳng định.
Ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Cty Cổ phần Đầu tư F88 phát biểu tại lễ ký kết/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư F88, cho biết Quỹ Đầu tư Chính phủ Oman rất quan tâm đến lĩnh vực tài chính tại Việt Nam đặc biệt là phân khúc khách hàng unbanked và underbanked giúp cho người dân ngày càng dễ dáng tiếp cận dịch vụ tài chính chất lượng. Riêng với quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund IV thì việc gọi vốn có đôi chút thuận tiện hơn vì hai đơn vị đã rất hiểu nhau sau 2 vòng gọi vốn vào các năm 2017, 2020. Đây là những thoả thuận hợp vốn thành công trong vòng gọi vốn series C, nơi các quỹ đầu tư sẽ rót vốn với kỳ vọng đạt lợi nhuận cao và nhanh hơn nhiều lần so với các vòng gọi vốn trước. Thông thường, tới vòng gọi vốn series C, các doanh nghiệp gọi vốn đã xây dựng được nền tảng tốt cả về con người và hệ thống, kết quả kinh doanh tốt, có lợi nhuận cao giúp cho mô hình kinh doanh phát triển đột phá vượt bậc trong giai đoạn tiếp theo và chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO). Ngoài hai quỹ đầu tư quốc tế này, F88 vẫn đang tiếp tục đa dạng hóa các nguồn vốn tài trợ. Ông Tuấn cũng cho biết thêm toàn bộ số vốn 50 triệu USD sẽ được đầu tư vào 3 hạng mục phát triển trọng điểm bao gồm: Chuyển đổi số hướng đến nâng cao trải nghiệm khách hàng, gia tăng hiệu quả quản trị và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính số; Mở rộng thị trường bao gồm tăng trưởng tệp khách hàng và gia tăng số lượng điểm bán; Đầu tư vào phát triển đội ngũ con người F88.
Trong một hai năm trở lại đây, F88 đã có sự phát triển đột phá, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Năm 2022, đơn vị này đã thu hút được hơn 70 triệu USD từ hai quỹ quốc tế là CLSA Capital Partners (HK) Limited (Lending Ark) và Lendable (London). Doanh nghiệp này đã phát triển từ 300 phòng giao dịch vào tháng 1/2021 lên hơn 830 phòng giao dịch vào tháng 1 năm 2023. Tốc độ tăng trưởng dư nợ và doanh thu trung bình của đơn vị này đạt gần 200%/năm trong ba năm liên tiếp gần đây cũng là một yếu tố thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dự kiến, năm 2023, công ty sẽ giải ngân tới 1 tỷ USD và sẽ chính thức IPO vào năm 2024 với 1.400 phòng giao dịch, quy mô vốn hóa đạt 1 tỷ USD.
Nguồn:Tiếp tục gọi vốn thành công từ 2 quỹ ngoại, F88 quyết hoàn tất 3 mục tiêu trọng điểm