Tin bất động sản ngày 10/6: Hơn 14.200 trường hợp lấn, chiếm đất đai ở Bình Định
Tin bất động sản ngày 9/6: Hà Nội chấm dứt hoạt động dự án tổ hợp công viên giải trí 3ha tại Tây Hồ Tin bất động sản ngày 8/6: Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi trúng dự án hơn 2.000 tỷ tại Hòa Bình |
Hơn 14.200 trường hợp lấn, chiếm đất đai ở Bình Định
Tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh phát hiện 14.257 trường hợp lấn, chiếm đất đai, trong đó đã xử lý 6.945 trường hợp (chưa tới 50%), còn 7.313 trường hợp chưa xử lý.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến quán triệt công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng; chống lấn, chiếm đất đai, xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh Bình Định chiều ngày 8/6.
Theo Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định, thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: tình trạng xây dựng các công trình không phép, sai phép, sai quy hoạch, lấn chiếm, xây dựng công trình không đúng mục đích sử dụng đất vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; một số công trình vi phạm chưa được phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm kịp thời, dứt điểm.
Tính đến ngày 31/3/2023, trên địa bàn tỉnh phát hiện 14.257 trường hợp lấn, chiếm đất đai, trong đó đã xử lý 6.945 trường hợp (chưa tới 50%), còn 7.313 trường hợp chưa xử lý. Địa phương xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai nhiều nhất là thành phố Quy Nhơn với 5.074 trường hợp, đã xử lý 2.712 trường hợp, còn 2.362 trường hợp. Trong 3 năm, từ 2020-2022, toàn tỉnh có 423 trường hợp xây dựng các công trình không phép, sai phép. Cũng trong thời gian này, các địa phương phát hiện 1.893 công trình xây dựng lấn, chiếm đất đai, xây dựng trên đất không được phép xây dựng, đã cưỡng chế, tháo dỡ 1.069 trường hợp, còn 159 trường hợp chưa xử lý.
Lãnh đạo tỉnh Bình Định, giao các cơ quan có thẩm quyền tăng cường công tác quản lý, giám sát trật tự xây dựng trên địa bàn. Tuyên truyền nâng cao ý thức tuân thủ quy định, pháp luật cho người dân, doanh nghiệp. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm kịp thời các trường hợp vi phạm lấn, chiếm đất đai, xây dựng trái phép.
Các yếu tố tác động đến thị trường BĐS Việt Nam
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, năm 2023, Chính phủ đã có nhiều động thái tích cực, nhằm miễn, giãn, giảm thuế, phí, cơ cấu lại nợ cho DN, hạ lãi suất… Cụ thể, Chính phủ đã ban hành các nghị quyết, nghị định như: Nghị định 08/2023/NĐ-CP; Nghị quyết 33/NQ-CP; gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho NƠXH; 5 quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước; Nghị định 10...
Trong 5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước, cùng với chính sách đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều khu kinh tế, du lịch, đô thị..., kéo theo đó sẽ là nhu cầu về nhà ở, nghỉ dưỡng, dịch vụ, văn phòng...
Tín dụng BĐS 4 tháng đầu năm tăng 9,78%, gấp 3 lần tín dụng chung của nền kinh tế. Các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho các dự án có phương án vay vốn khả thi theo đúng quy định. Tại một số địa phương, tỉnh/thành phố, công tác tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án BĐS đang thực hiện ráo riết; nhiều dự án được tái khởi động.
Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm, nguồn vốn FDI rót vào BĐS giảm mạnh 61% so với cùng kỳ năm trước, mất vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút đầu tư. Con số trên đã phản ánh những vấn đề nội tại của thị trường BĐS Việt Nam như khan hiếm nguồn cung, quỹ đất, vướng mắc pháp lý…
Bên cạnh đó, các yếu tố như dòng tiền trên thị trường yếu dẫn đến sức mua chưa được cải thiện; Gói hỗ trợ lãi suất 120 nghìn tỷ đồng chưa phát sinh nợ do pháp lý, thủ tục trong đầu tư, xây dựng NƠXH còn nhiều vướng mắc, không thu hút được chủ đầu tư tham gia. Trong khi đó, nguồn cung NƠXH, nhà ở công nhân còn hạn chế; “sức khỏe” của DN BĐS suy yếu nghiêm trọng do không có doanh thu, không có nguồn vốn mới.
Trong 5 tháng đầu năm, chỉ có hơn 1.700 DN BĐS thành lập mới, giảm 61% so với cùng kỳ; có tới 554 DN giải thể, tăng tới 30,4%; ảnh hưởng tiêu cực đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với thị trường, nhiều lao động mất việc làm, để lại hệ lụy đến kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn.
Cập nhật mới nhất về Dự án Apec Mandala Wyndham tại Bình Thuận
Mới đây, tại cuộc làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận, Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam - thành viên của Tập đoàn Apec Group đã đề nghị tỉnh xem xét và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) điều chỉnh của Dự án Khu nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham tại đường Xuân Thủy, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết. Dự án này gặp khó khăn do vướng mắc về khoáng sản Titan.
Ngoài ra, Dự án Khu nghỉ dưỡng Apec Mandala Wyndham cũng đối diện với khó khăn trong việc xin cấp phép thi công Cầu vượt bộ hành qua đường ĐT.716 và Cảnh quan phía biển do vướng điều 79 của Luật Tài nguyên Môi trường, Biển và Hải đảo.
Với tình hình hiện tại, Công ty IDJ Việt Nam đã đề nghị tỉnh xem xét và đồng ý cấp phép cho các hạng mục liên quan để Dự án có thể triển khai thi công sớm. Điều này nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Bình Thuận, góp phần thúc đẩy ngành du lịch, nghỉ dưỡng và làm mẫu điển hình cho các dự án lân cận, khu vực ven biển từ Suối Nước tới Hòa Thắng.
Đại diện của Công ty TNHH Yasaka Phan Thiết cũng đã đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh hỗ trợ và tạo điều kiện cho Công ty tiếp tục triển khai Dự án Khu du lịch Yasaka tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, với diện tích 18.350 m2. Dự án này đã được cấp Giấy phép xây dựng số 231/GPXD ngày 09/07/2013.
Phản hồi với các kiến nghị của Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và địa phương có liên quan phải nhanh chóng rà soát lại các cơ sở pháp lý, chủ trương và chính sách để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về việc phê duyệt ĐTM điều chỉnh và thi công.
Công an Đà Nẵng đang tìm khách hàng mua đất tại dự án Diamond
Ngày 9/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng đã phát đi thông báo với mục đích tìm ra những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến dự án "Khu khách sạn, căn hộ và dân cư cao cấp Diamond" nằm tại Khu đô thị mới Hòa Hải 1-3 (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Thông báo cho biết: Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đang tiếp nhận và xử lý các thông tin, tố cáo từ một số công dân về hành vi phạm pháp "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" có liên quan đến việc ký kết hợp đồng góp vốn, hợp đồng đặt cọc, và giữ chỗ để mua bán đất tại dự án "Khu khách sạn, căn hộ và dân cư cao cấp Diamond" giữa Công ty TNHH MTV Land Hà Hải (là chủ đầu tư) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Cường Hưng Thịnh (là công ty môi giới, phân phối sản phẩm) với các khách hàng tại dự án trên.
Để phục vụ cho công tác điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đề nghị tất cả những khách hàng đã ký kết hợp đồng, nộp tiền đặt cọc, góp vốn hoặc giữ chỗ mua đất tại dự án "Khu khách sạn, căn hộ và dân cư cao cấp Diamond" liên hệ ngay với Công an TP Đà Nẵng để được xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật.
Theo tìm hiểu, lô đất quan trọng tại Khu đô thị mới Hòa Hải 1-3 có liên quan đến vụ án dân sự "Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bồi thường hợp đồng" giữa Công ty TNHH MTV Land Hà Hải và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, có trụ sở tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Sudico là nguyên đơn, trong khi Land Hà Hải là bị đơn.
Trước đó, Land Hà Hải đã tham gia vào quá trình đấu giá và trúng thầu quyền sử dụng một khu đất rộng 12,04 ha tại khu đô thị mới Hòa Hải 1-3 của Sudico với giá gần 1.810 tỷ đồng. Hai bên đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Land Hà Hải đã thanh toán 404,3 tỷ đồng. Phần còn lại, Land Hà Hải đã ký kết hợp đồng vay vốn với các ngân hàng. Tuy nhiên, sau đó, Land Hà Hải đã phát hiện rằng pháp lý của hai lô đất còn một số vướng mắc, do đó không tiếp tục thanh toán theo cam kết. Vì lý do đó, Sudico đã chấm dứt hợp đồng một chiều, hủy giao dịch và giữ lại toàn bộ số tiền đặt cọc vì cho rằng đối tác đã vi phạm hợp đồng.
Nguồn: Tin bất động sản ngày 10/6: Hơn 14.200 trường hợp lấn, chiếm đất đai ở Bình Định