Tin bất động sản ngày 30/6: Hà Nội thu hơn 3.100 nghìn tỉ đồng từ đấu giá đất
Tin bất động sản ngày 29/6: Nguồn cung nhà phố, biệt thự tại TP HCM khan hiếm Tin bất động sản ngày 28/6: Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh gần 100ha ở Quảng Ninh bỏ hoang, xuống cấp gây lãng phí |
Hà Nội thu hơn 3.100 nghìn tỉ đồng từ đấu giá đất
UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo về tình hình triển khai và tiến độ công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố.
Hà Nội thu hơn 3.100 nghìn tỉ đồng từ đấu giá đất |
Theo báo cáo, đến nay, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Phát triển Quỹ đất Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 33 dự án với tổng diện tích khoảng 5,87 ha (là diện tích đất ở, không bao gồm đất xây dựng hạ tầng), số tiền trúng đấu giá khoảng 1.955,95 tỉ đồng; đã thu được khoảng 3.106 tỉ đồng (đạt khoảng 25% chỉ tiêu thu ngân sách 2022 từ đấu giá quyền sử dụng đất), trong đó số thu từ năm 2021 chuyển sang là 1.991 tỉ đồng, thu năm 2022 1.115 tỉ đồng.
Đến thời điểm hiện nay, Sở TNMT đã tiếp nhận 11 hồ sơ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó 3 hồ sơ đã trình hội đồng thẩm định; 1 hồ sơ đã trình hội đồng thẩm định, đang thực hiện rà soát căn cứ pháp lý theo chỉ đạo của UBND thành phố; 2 hồ sơ đơn vị tư vấn đã phát hành chứng thư, Sở TNMT đang yêu cầu rà soát nội dung theo quy định và 5 hồ sơ đã ký hợp đồng thuê đơn vị tư vấn xác định giá (Sở TNMT đã có các văn bản đôn đốc đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ban hành chứng thư theo quy định). “Nhìn chung tiến độ thực hiện chậm so với cùng kỳ năm 2021”, báo cáo nêu.
Báo cáo cũng cho biết, qua rà soát, hiện nay trên địa bàn thành phố có 143 dự án/khu đất với tổng diện tích khoảng 87,6ha, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng (hoặc là đất không phải giải phóng mặt bằng), đã được UBND thành phố quyết định giao đất, đang thực hiện thiết lập hồ sơ, chuẩn bị điều kiện để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
Về khó khăn, vướng mắc, báo cáo của thành phố nêu, công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất để thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất còn chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao của người dân bị thu hồi đất.
Cùng với đó, đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải thực hiện bổ sung thủ tục hành chính theo quy định dẫn đến nhiều dự án đấu giá quyền sử dụng đất phải thực hiện thiết lập lại hồ sơ về quy hoạch, thủ tục đầu tư theo quy định.
Đề xuất chuyển đổi Khu chế xuất Tân Thuận hơn 300ha thành khu công nghệ, dịch vụ
Sau 30 năm hình thành và phát triển, Khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM) có quy mô 300ha được đề xuất chuyển đổi thành khu công nghệ cao, xen kẽ đất ở, thương mại dịch vụ để khai thác hiệu quả quỹ đất, phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương.
Đề xuất trên được các đại biểu đưa ra tại buổi hội thảo “Chiến lược phát triển quận 7 đến 2030, tầm nhìn 2045” vừa được tổ chức mới đây.
Cụ thể, theo ông Lê Văn Thành, Phó chủ tịch UBND quận 7, sau hơn 30 năm Khu chế xuất Tân Thuận đã hoàn thành sử mệnh của mình.
Hiện nay công năng sử dụng của Khu chế xuất Tân Thuận không còn phù hợp định hướng phát triển của quận, đem nguồn thu ngân sách thấp, không tương xứng quy mô diện tích, vị trí và gây ô nhiễm môi trường.
Do đó, quận đề xuất thành phố sớm chuyển đổi nơi đây thành khu công nghệ cao xen kẽ đất ở và dịch vụ thương mại.
Ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM, cho rằng nên điều chỉnh chức năng Khu chế xuất Tân Thuận thành khu dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá, văn phòng làm việc, khách sạn, thương mại chất lượng cao.
Theo ông Đua, khu vực này nằm đối diện Khu đô thị mới Thủ Thiêm, kết nối qua cầu Phú Mỹ và có thể trở thành "hậu cần" cho trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm.
Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam. Khu chế xuất nằm ở cửa ngõ quận 7 gồm 10 phường, với hơn 360.000 dân.
Cùng với khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Khu chế xuất Tân Thuận đóng vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận 7 và cả khu vực phía Nam TP HCM.
Bến tre tìm chủ đầu tư khu đô thị hơn 700 tỉ đồng
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bến Tre vừa công bố danh mục dự án sử dụng đất để đầu tư đối với Dự án đầu tư phát triển Khu đô thị mới Bình An, thị trấn Bình Đại, huyện Bình Đại.
Theo đó, khu đất thực hiện dự án có diện tích 24,8ha, tại khu vực quy hoạch thuộc khu phú 3, thị trấn Bình Đại, với các hạng mục: Khu nhà ở liên kế Khu nhà ở biệt thự; tái định cư; Công trình công cộng; Công trình thương mại dịch vụ; Đất cây xanh công viên - Thể dục thể thao; Đất giao thông, hạ tầng, sân bãi.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 701 tỉ đồng.
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, tiến độ thực hiện dự án đến hết quý 4/2025.
Hiện trạng đất chưa giải phóng mặt bằng.
Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án vào ngày 4/8/2022.
Trước đó, UBND tỉnh Bến Tre cũng phê duyệt kế hoạch đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án đầu tư phát triển Khu đô thị mới An Thuận. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.335 tỉ đồng. Trong đó, sơ bộ chi phí thực hiện dự án hơn 744 tỉ đồng, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư hơn 590 tỉ đồng. Quy mô đầu tư trên diện tích khoảng 25,89ha tại xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre.
Thanh Hóa: Phê duyệt dự án khu dân cư tại huyện Thọ Xuân, tổng vốn 618 tỉ đồng
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư và dịch vụ công cộng thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, với tổng vốn đầu tư 618,648 tỉ đồng.
Thanh Hóa phê duyệt dự án khu dân cư tại huyện Thọ Xuân, tổng vốn 618 tỉ đồng |
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu dân cư và dịch vụ công cộng thị trấn Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, với tổng vốn đầu tư 618,648 tỉ đồng, trong đó, sơ bộ tổng chi phí thực hiện 604,671 tỉ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 13,977 tỉ đồng.
Dự án có tổng diện tích khoảng 10,81 ha, quy mô đầu tư gồm: xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; xây thô, hoàn thiện mặt trước các công trình nhà ở chia lô, biệt thự và đầu tư hoàn chỉnh các công trình nhà văn hóa, cây xanh - thể dục thể thao. Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở gồm 380 căn (336 căn nhà ở chia lô, 44 căn biệt thự).
Thời gian hoạt động là 50 năm, trong đó, tiến độ thực hiện không quá 4 năm, từ quý III/2022 đến quý II/2026.
Có lợi thế nằm ở vị trí giao thoa về kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, với nhiều tuyến giao thông trọng điểm chạy qua như QL47, 47B, 47C, đường Hồ Chí Minh… Những năm qua, huyện Thọ Xuân đã có nhiều bứt phá trong thu hút đầu tư với nhiều dự án trọng điểm, môi trường đầu tư kinh doanh ở địa phương không ngừng được cải thiện.
Công tác quy hoạch, xây dựng đô thị đạt kết quả tích cực; Quy hoạch vùng huyện Thọ Xuân đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 đã được phê duyệt và đang tập trung triển khai thực hiện; thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng và vùng phụ cận đạt tiêu chí đô thị loại IV; đô thị phố Đầm xã Xuân Thiên, xã Xuân Lai đạt tiêu chí đô thị loại V. Hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới, diện mạo các đô thị, khu vực trung tâm các xã có nhiều khởi sắc...
Nguồn: Tin bất động sản ngày 30/6: Hà Nội thu hơn 3.100 nghìn tỉ đồng từ đấu giá đất