Tin bất động sản ngày 5/9: Yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp phân lô trái quy định pháp luật
Tin bất động sản ngày 3/9: Công an vào cuộc xác minh sai phạm tại dự án Khu nhà ở Phước Đồng Tin bất động sản ngày 2/9: Xây dựng cơ sở tôn giáo trái phép trong khu công nghiệp |
Yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp phân lô, bán nền trái quy định pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) vừa có Công văn số 4898/BTNMT-TCQLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.
|
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện ngay những nhiệm vụ, giải pháp để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Cụ thể về tham gia hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai, đề nghị các địa phương chỉ đạo công tác chuẩn bị xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” để ban hành và tổ chức thực hiện ngay sau khi Nghị quyết của Chính phủ được ban hành.
Công văn nêu rõ đối với công tác quản lý, sử dụng đất, tích cực chỉ đạo, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng và xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối... để phân lô, bán nền ; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật.
Tập trung thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng, các dự án chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà ở; các vi phạm đối với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp, việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, các công trình dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc chuyển mục đích; các vi phạm trong việc tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, công tác xác định giá đất, công tác thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương.
Bà Rịa-Vũng Tàu chưa ban hành bảng giá đất mới
Ngày 3/9, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xác nhận, vẫn chưa ban hành quyết định điều chỉnh Bảng giá các loại đất định kỳ năm năm (1/1/2020-31/12/2024) như dự kiến.
Trước đó, phương án sửa đổi, điều chỉnh Bảng giá các loại đất đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đăng tải trên Cổng Thông tin Điện tử tỉnh để lấy ý kiến ý kiến góp ý rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, nhân dân theo quy định. Thời gian lấy ý kiến kết thúc vào ngày 13/8. Dự kiến Bảng giá đất điều chỉnh sẽ có hiệu lực áp dụng trong tháng 9.
Tuy nhiên đến 1/9, Bà Rịa-Vũng Tàu chưa thể ban hành quyết định điều chỉnh như dự kiến. Lý do có một số vướng mắc về thẩm quyền của HĐND tỉnh trong quy định của pháp luật đất đai. HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đang chờ để được hướng dẫn.
Theo đó, về điều chỉnh Bảng giá đất định kỳ, Luật Đất đai năm 2013 không quy định nội dung HĐND thông qua điều chỉnh bảng giá đất nên Thường trực HĐND tỉnh chưa xác định được UBND tỉnh có phải trình HĐND tỉnh thông qua nội dung điều chỉnh bảng giá đất trước khi ban hành hay không; có được hiểu là việc điều chỉnh bảng giá đất hoàn toàn thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định hay không.
Ngoài ra, về vấn đề hệ số điều chỉnh giá đất , qua nghiên cứu các quy định tại Luật Đất đai năm 2013 các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có quy định về hệ số điều chỉnh giá đất, Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhận thấy trong các văn bản này không quy định nội dung HĐND tỉnh thông qua hệ số điều chỉnh giá đất. Do đó chưa xác định được UBND tỉnh có phải trình HĐND tỉnh thông qua hệ số điều chỉnh giá đất trước khi ban hành hay không.
Quảng Ngãi phát triển đô thị xanh
Bà Trần Thị Mỹ Ái, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi cho biết: “Định hướng của tỉnh là phát triển đô thị xanh, hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại, thông minh, bảo đảm phát triển bền vững. Đồng thời, lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ngãi trong mỗi giai đoạn sẽ được định hướng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với những thay đổi trong tổ chức không gian vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh”.
Theo bà Ái, ngoài 4 hành lang kinh tế chính ở trên, hệ thống đô thị của Quảng Ngãi được phát triển dựa trên 6 không gian phân vùng phát triển kinh tế - xã hội và 5 vùng liên huyện, trên cơ sở phát huy lợi thế giao thông của các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến cao tốc, đường sắt… đi qua địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
“Chuỗi đô thị dọc theo tuyến Quốc lộ 1A và đường ven biển là trung tâm phát triển các hoạt động kinh tế của tỉnh gắn với 3 trung tâm đô thị động lực phát triển ở phía Đông; ở phía Tây Bắc, các đô thị Trà Phong, Trà Xuân phát triển gắn kết với cụm Khu kinh tế Dung Quất và thương mại dịch vụ tại Bình Sơn với các hành lang Quốc lộ 24C, Cao tốc 22 (Quy hoạch); ở phía Tây và Tây Nam, các đô thị phát triển theo hành lang kinh tế rừng xanh, kinh tế nông nghiệp bền vững với mô hình của đô thị miền núi”, bà Ái nói và cho biết thêm, mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 50%.
Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trên, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục triển khai đồng bộ quy hoạch chung xây dựng TP Quảng Ngãi và Quy hoạch chung điều chỉnh Khu kinh tế Dung Quất, bao gồm khu đô thị phía Bắc (thuộc Khu kinh tế Dung Quất), đô thị Châu Ổ, đô thị Vạn Tường, đô thị Tịnh Phong và đảo Lý Sơn.
Tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực từ ngân sách để đầu tư hạ tầng và các khu chức năng để phát triển các khu đô thị động lực, trong đó có những trục giao thông kết nối từ các khu đô thị động lực ra vùng phụ cận, các công trình cấp nước, xử lý nước thải và chất thải tập trung, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các khu đô thị.
Lâm Đồng lập quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Phú Bình
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt nhiệm vụ, dự toán quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Phú Bình, huyện Đức Trọng (tỷ lệ 1/2000) với tổng kinh phí hơn 2,2 tỷ đồng.
|
Khu công nghiệp Phú Bình do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư; Công ty TNHH Kiến trúc Lâm Đồng tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch.
Diện tích lập quy hoạch 246 ha, phía Bắc giáp đường vào thác Pongour, huyện Đức Trọng; phía Đông giáp đất quy hoạch đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; phía Tây và phía Nam giáp sông Đa Nhim.
Khu công nghiệp Phú Bình được định hướng là khu công nghiệp đa ngành, kết hợp dịch vụ vận tải kho vận, được tập trung đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ, hiện đại, bố trí các loại hình sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường.
Các loại hình công nghiệp dự kiến bố trí trong Khu công nghiệp Phú Bình, gồm ngành công nghiệp chế biến, sản xuất (khoảng 50%); ngành công nghiệp hỗ trợ (khoảng 30%); vận tải kho bãi (khoảng 20%).
Trước đó, ngày 30/8/2022, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có Tờ trình số 14/TTr-KCN gửi UBND tỉnh Lâm Đồng đề nghị thẩm định và trình phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu Khu dân cư kế cận khu công nghiệp Phú Bình, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, tỷ lệ 1/2000
Vị trí khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa giới hành chính xã Tân Thành và xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, có quy mô diện tích khoảng 35,56 ha, tương ứng quy mô dân số khoảng 9.368 người.
Tính chất của quy hoạch này là khu dân cư kế cận khu công nghiệp Phú Bình, có hệ thống hạ tầng k thuật và hạ tầng xã hôi được thiết kế đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, tái định cư, các tiện ích xã hội, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, chăm sóc y tế cho người lao động và chuyên gia làm việc trong Khu công nghiệp Phú Bình.
Nguồn: Tin bất động sản ngày 5/9: Yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp phân lô trái quy định pháp luật