Tin ngân hàng ngày 18/6: Gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng
Gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng
Ngày 17/6, tại hội thảo "chuyển đổi số để hướng tới xã hội không dùng tiền mặt", ông Lê Anh Dũng, Vụ phó Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, cứ 100 người trưởng thành thì 68 người có tài khoản ngân hàng, tương đương tỷ lệ 68% và tập trung ở thế hệ trẻ từ 25-34 tuổi.
Gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng |
Với tốc độ tăng trưởng hằng năm hơn 11%, ông Dũng đánh giá số tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng là một điểm sáng trong lộ trình tiến tới một xã hội không tiền mặt. Mức 68% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng theo ông Dũng là con số ấn tượng, đặc biệt so với tỷ lệ 30% mà Ngân hàng thế giới thống kê vào năm 2017.
Con số này cũng gần đạt mục tiêu 70% người trưởng thành có tài khoản mà nhiều quốc gia trong khu vực hướng tới. Nếu tính theo độ tuổi, gen Z (24-35 tuổi) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số người có tài khoản ngân hàng.
Vụ phó Thanh toán cũng cho biết, một số ngân hàng đi đầu tại Việt Nam đã đạt mức độ số hoá cao - gần 90% giao dịch giữa khách hàng và nhà băng được thực hiện qua kênh số. Bên cạnh đó, 90% là con số tăng trưởng hằng năm về giao dịch qua kênh Mobile Banking.
Theo ông Lê Anh Dũng, nghiệp vụ thanh toán đã được số hoá triệt để và ngành ngân hàng đang tiến tới số hoá nghiệp vụ khác như cho vay các khoản nhỏ lẻ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đầu năm cũng đặt vấn đề sửa đổi Thông tư 39 để giúp số hoá hoạt động cho vay.
Một chỉ số thể hiện hiệu quả chuyển đổi số là chi phí trên thu nhập (CIR) của nhiều ngân hàng tại Việt Nam ở mức 30% - là mức đáng mơ ước của các ngân hàng trong khu vực - ông Dũng đánh giá.
Tuy nhiên, theo ông, trong bối cảnh 4.0, ngành ngân hàng cũng nhận thức rõ rủi ro an ninh mạng, rủi ro với người dùng là thường trực. "Người dùng có thể là khâu yếu trong mắt xích của dây chuyền thanh toán", ông nói.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã hợp tác với Bộ Công an, Bộ Thông tin truyền thông để thành lập mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin ngành ngân hàng. Các nhà băng cũng coi trọng và chủ động dành trung bình 15% ngân sách đầu tư cho công nghệ thông tin. Hằng năm, Ngân hàng Nhà nước định kỳ kiểm tra các tổ chức tín dụng về lĩnh vực này.
Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank JCB - Miễn phí chuyển đổi trả góp 0%
Từ nay đến hết ngày 15/9/2022, Sacombank triển khai chương trình khuyến mãi “0đ phí chuyển đổi - 0% lãi suất” dành cho khách hàng sở hữu thẻ tín dụng quốc tế Sacombank JCB.
Cụ thể, khi mua sắm và chọn hình thức trả góp lãi suất 0% với kỳ hạn 6 hoặc 12 tháng cho các giao dịch thanh toán tối thiểu 15 triệu đồng bằng thẻ tín dụng quốc tế Sacombank JCB, khách hàng sẽ được miễn phí chuyển đổi giao dịch trả góp.
Khách hàng đăng ký tham gia ưu đãi bằng cách nhắn tin đến số 8149 (phí 1,500 đồng) theo cú pháp: THE TGJCB
Ưu đãi này áp dụng đồng thời cho cả chủ thẻ Sacombank JCB hiện hữu và mở mới. Mỗi chủ thẻ được miễn phí chuyển đổi trả góp tối đa 3 lần trong suốt thời gian diễn ra chương trình.
Bên cạnh đó, Sacombank còn nhiều ưu đãi hấp dẫn khác dành cho chủ thẻ Sacombank JCB như: giảm đến 20% mỗi ngày tại TOP 100+ nhà hàng Nhật, Á, Âu; giảm đến 200,000 đồng khi thanh toán ăn uống tại TOP 10 nhà hàng, quán café nổi tiếng như Gogi, Manwah, Starbucks, KOI Thé… Chủ thẻ có thể kết hợp các ưu đãi giảm cùng tính năng trả góp linh hoạt của Sacombank để thoải mái trải nghiệm mùa hè sắp đến.
Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank JCB - thương hiệu thẻ đến từ Nhật Bản - là nguồn tài chính dự phòng thiết yếu cho mọi nhu cầu chi tiêu nhờ vào nhiều tiện ích như: Mua trước, trả sau được miễn lãi tối đa 55 ngày; mua sắm và thanh toán tiện lợi qua Internet; rút tiền mặt 90% hạn mức tín dụng tại tất cả ATM trong nước và quốc tế; trả góp lãi suất 0% cho mọi giao dịch thanh toán;…
Ngân hàng Nhà nước đã bán ra khoảng 7 tỷ USD để cân đối cung cầu ngoại tệ?
Theo VDSC cho hay, ngoài động thái nâng giá bán USD thêm 200 đồng lên 23.250 đồng vào ngày 12/5, thì số liệu không chính thức cho thấy NHNN đã bán ra khoảng 7 tỷ USD để cân đối cung cầu ngoại tệ trong 5 tháng đầu năm nay.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tại khoảng hơn 100 tỷ USD, tương đương 3,1 tháng nhập khẩu. Số liệu bán ròng USD của NHNN nếu so với quy mô tăng thêm khoảng 13 tỷ USD trong năm 2021 hay so với quy mô bán ròng tỷ giá biến động mạnh vào năm 2015 ở một bối cảnh kinh tế vĩ mô khác cũng đều là rất đáng kể.
Áp lực điều hành tỷ giá từ nay đến cuối năm được đánh giá là vẫn còn rất lớn, dù vậy, chuyên gia VDSC cho rằng, tiền đồng sẽ không bị mất giá quá mạnh như các đồng tiền khác dựa trên một số cơ sở.
Thứ nhất, đồng USD đang neo ở mức cao kỷ lục, các chuyên gia kỳ vọng về lộ trình tăng lãi suất của Fed đã phản ánh phần nhiều vào đợt tăng từ đầu năm đến nay, chỉ số USD sẽ khó giảm mạnh nhưng cũng khó tăng cao hơn từ vùng hiện tại.
Thứ hai, áp lực mất giá của đồng NDT sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2022. Và cuối cùng, định hướng điều hành tỷ giá linh hoạt tiếp tục được khẳng định trong cuộc họp mới nhất của NHNN, đồng thời NHNN cũng phát đi tín hiệu sẵn sàng ứng phó với áp lực lớn hơn nữa từ những biến động bên ngoài trong thời gian tới. Từ những cơ sở này, VDSC kỳ vọng tiền đồng chỉ mất giá khoảng 2,0-2,5% trong năm 2022, cao hơn 1 điểm % so với dự báo hồi đầu năm.
MB Group đa dạng hóa các ưu đãi - gia tăng quyền lợi cho khách hàng
Gia tăng quyền lợi thông qua những gói ưu đãi đa dạng, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng chính là kim chỉ nam của MB Group khi xây dựng các sản phẩm, chương trình, chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.
MB Group đa dạng hóa các ưu đãi - gia tăng quyền lợi cho khách hàng |
Do đó, ngay từ đầu năm 2022, các chương trình hỗ trợ cho khách hàng khi mua HĐBH tại MB Group được triển khai mạnh mẽ. Cụ thể, khách hàng sẽ được hưởng loạt ưu đãi như: trả góp lãi suất 0% khi thanh toán bằng thẻ tín dụng MB; được hoàn tiền lên đến 10% khi mua bảo hiểm; hay loạt chương trình ưu đãi cho các thành viên gia đình như hoàn tiền lên đến 12% khi mua Combo Family; cùng nhiều chương trình tặng quà hiện vật khác.
Với mô hình bán mới "On - to - On", khách hàng mua HĐBH hoàn toàn trên App còn được nhận loạt ưu đãi như: tặng gói bảo hiểm sức khỏe MIC với quyền lợi bảo hiểm nội trú lên tới 150 triệu đồng; tặng voucher Tài khoản số đẹp lên tới 200 triệu đồng; hay tham gia quay số trúng thưởng hàng ngày với tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, MB Group mở rộng ký kết với nhiều đối tác nhằm đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng, mà gần đây nhất là Công ty Cổ phần Doctor Anywhere Việt Nam (DA Việt Nam). Theo đó, khách hàng được hưởng các tiện ích đặc biệt như: dịch vụ thư ký y khoa hỗ trợ khách hàng VIP làm thủ tục tại cơ sở y tế trong suốt quá trình khám bệnh đầu vào; tư vấn sức khỏe trực tuyến miễn phí với bác sĩ trên ứng dụng Doctor Anywhere; các ưu đãi khi mua thuốc tại nhà thuốc của DA.
Chuyển đổi trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng đã mang lại trái ngọt cho MB khi trong 5 tháng đầu năm 2022, MB đã trở thành ngân hàng hàng đầu về doanh số bảo hiểm. Đại diện MB Group chia sẻ, trong năm 2022, mục tiêu của MB là tiếp tục khẳng định vị thế duy trì vị trí hàng đầu thị trường. Để làm được điều này, MB sẽ không ngừng nâng cấp, cải thiện sản phẩm, dịch vụ, từ đó mang đến những sản phẩm, dịch vụ mới, trải nghiệm mới cho khách hàng trong thời gian tới, gắn liền với phương châm "Đặt khách hàng là trọng tâm" của mọi hoạt động dịch vụ.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 18/6: Gần 70% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng