Tin ngân hàng ngày 24/7: Nhiều dự án không đủ pháp lý vẫn được VietABank cho vay
Tin ngân hàng ngày 22/7: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của MSB tăng hơn 86% Tin ngân hàng ngày 21/7: Quý II, lợi nhuận LPBank giảm hơn 50% |
Hàng loạt dự án không đủ pháp lý vẫn được VietABank cho vay
Theo Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) đã cho vay hàng loạt dự án không đủ pháp lý, vi phạm các quy định về điều kiện vay vốn như sau:
Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại HSTC: VietABank đã cho vay khi dự án chưa có giấy phép quy hoạch, quyết định chấp nhận chủ trương đầu tư, quyết định giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và giấy phép xây dựng. Điều này vi phạm quy định tại Điều 7 “Điều kiện vay vốn” Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Công ty HSTC: Công ty này không đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Mặc dù doanh nghiệp chưa có doanh thu và vốn tự có là 200 tỷ đồng, nhỏ hơn 15% tổng mức đầu tư dự án, VietABank vẫn phê duyệt cho họ vay.
Công ty TNHH Hợp tác Thương mại Nam Bình: Tại thời điểm thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng, dự án chưa có giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, VietABank vẫn cấp vốn, vi phạm quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.
Công ty TNHH đầu tư đô thị An Phú: Dự án chưa có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng, nhưng VietABank vẫn cho khách hàng vay góp vốn hợp tác theo hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh, vi phạm quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Công ty TNHH Xây dựng thương mại và Dịch vụ LT: Dự án của công ty này cũng chưa có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng, nhưng VietABank vẫn cho vay, vi phạm quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Công ty TNHH Thương mại xây dựng và Đầu tư Hà Thủy: Dự án này chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa có quyết định giao đất, giấy phép xây dựng, nhưng VietABank vẫn cho vay, vi phạm quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Công ty CP Dịch vụ Đầu tư nhà đất Nhật Anh: Dự án chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng theo tiến độ đã được phê duyệt; chưa có thông báo đủ điều kiện được huy động vốn của Sở Xây dựng TP. Hà Nội; hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh có quy định về phân chia sản phẩm nhà ở nhưng không thành lập pháp nhân mới để được Nhà nước giao làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, VietABank vẫn cho vay, vi phạm quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN.
Trưởng Ban Kiểm soát PGBank xin từ nhiệm
Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) đã nhận được Đơn xin từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban Kiểm soát và rút khỏi vị trí thành viên Ban Kiểm soát của ông Nguyễn Tuấn Vinh vì lý do cá nhân.
Ông Vinh sẽ thôi làm Trưởng BKS của PG Bank từ ngày 31/7/2023 và việc thôi chức danh Thành viên BKS sẽ được Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua.
Đồng thời, PG Bank bổ nhiệm bà Dương Ánh Tuyết, thành viên chuyên trách BKS lên làm Trưởng ban từ ngày 31/7/2023.
Hồi đầu tháng 7, PG Bank cũng có thay đổi lớn ở Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Cụ thể, HĐQT PG Bank miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với ông Oliver Schwarzhaupt theo nguyện vọng cá nhân từ ngày 2/7/2023. Ngân hàng cũng miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Phi Hùng.
Từ ngày 2/7, ông Nguyễn Phi Hùng chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT của ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025. Ngân hàng cũng bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Thắng làm Quyền Tổng Giám đốc, thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc theo điều lệ.
Cơ cấu cổ đông PG Bank được cho đã có sự biến động đáng kể trong thời gian gần đây. Trên sàn chứng khoán, ngày 11/7, có tới hơn 155 triệu cổ phiếu PGB đã được trao tay giữa nhà đầu tư, giá trị đạt 3.274 tỷ đồng. Lượng cổ phiếu này chiếm đến hơn 51% số cổ phiếu PGB đang lưu hành. Hiện chưa rõ các bên giao dịch lượng cổ phiếu khủng nói trên.
Trước đó vào tháng 4, PG Bank cũng đã có những biến động lớn. Ngày 7/4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) bán đấu giá thành công 120 triệu cổ phiếu PGB của PGBank cho 4 nhà đầu tư, trong đó ba tổ chức và một cá nhân. Số lượng cổ phiếu ba cổ đông tổ chức này sở hữu tương đương hơn 40% vốn điều lệ của PGBank. Được biết 2 trong 3 tổ chức này có nhiều liên hệ tới một tập đoàn lớn trong lĩnh vực ô tô, bất động sản, chứng khoán.
Mới đây PG Bank đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2023, ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 2 đạt 150 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 303 tỷ đồng, tăng 24%.
Quảng Ninh: Triệt phá băng nhóm tín dụng đen cho vay lãi suất 219%/năm
Chiều 22/7, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh vừa phá chuyên án, bắt giữ nhóm đối tượng hoạt động tín dụng đen tại TP Hạ Long.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, từ 2019 đến nay, nhóm này đã sử dụng mạng Internet thông qua trang web quản lý có địa chỉ http://2Cash.pro để quản lý, điều hành hoạt động cho vay tín dụng đen.
Tính đến nay, các đối tượng đã cho khoảng 2.200 lượt vay với mức lãi từ 3.000 đồng/triệu/ngày - 6.000 đồng/triệu/ngày, tương ứng từ 109,5%/năm - 219%/năm.
Tổng số tiền các đối tượng dùng để cho vay khoảng 81 tỷ đồng, thu lợi bất chính khoảng 18,5 tỷ đồng.
Nguy hiểm hơn, trước đó, nhóm này đều là những kẻ đã có tiền án tiền sự về các hành vi như “Gây rối trật tự công cộng”, “Trộm cắp tài sản”, “Cố ý gây thương tích”. Có đối tượng có đến 3 tiền án.
“Các đối tượng này cho vay nặng lãi trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng thực hiện hành vi cho vay nặng lãi là căn nguyên dẫn tới những hành vi phạm tội nguy hiểm khác như cướp, giết, cố ý gây thương tích… nếu không được đấu tranh, triệt phá kịp thời”, Thượng tá Trần Đức Dũng - Trưởng Phòng CSHS - Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết.
Công an tỉnh Quảng Ninh thông báo những ai là người vay của các đối tượng trên thì liên hệ với Phòng CSHS (qua điều tra viên Trần Duy Tùng - SĐT: 0943364426) để phối hợp cung cấp thông tin, phục vụ quá trình điều tra, mở rộng vụ án.
BaoVietBank lãi trước thuế quý 2 gần 18 tỷ đồng, nợ xấu tăng 58%
Mới đây, Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2023, cho thấy lãi trước thuế gần 18 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ năm trước. Nợ xấu tại cuối quý II tăng 58% so với đầu năm.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trong quý II, nguồn thu chính của Ngân hàng tăng trưởng mạnh, thu được hơn 413 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, gấp 2.5 lần cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi cho vay khách hàng 1.098 tỷ đồng (gấp 2,5 lần), phát sinh thu nhập lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ 209 tỷ đồng, cùng kỳ không ghi nhận.
Lãi thuần từ dịch vụ đạt hơn 33 tỷ đồng, gấp 3,3 lần, nhờ thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ gấp 4,4 lần (6,5 tỷ đồng).
Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng thu được khoản lãi gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 9 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi hơn 44 tỷ đồng, cùng lỳ lỗ gần 56 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động chỉ tăng nhẹ 3%, ghi nhận hơn 152 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 342 tỷ đồng, gấp 5,8 lần cùng kỳ.
Tuy nhiên, Ngân hàng trích đến 324 tỷ đồng để dự phòng rủi ro trong quý II, gấp 7,7 lần cùng kỳ, do đó chỉ còn lãi trước thuế gần 18 tỷ đồng, tăng nhẹ 1%.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, BaoVietBank lãi trước thuế gần 25 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ.
Sau nửa đầu năm, Ngân hàng mới thực hiện được 26% mục tiêu lãi trước thuế 95 tỷ đồng đề ra cho cả năm.
Tính đến cuối quý II, tổng tài sản xấp xỉ đầu năm ở mức 78.530 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 13% (37.464 tỷ đồng) trong khi tiền gửi khách hàng tăng 12% (46.394 tỷ đồng).
Chất lượng nợ vay đi lùi rõ rệt khi tổng nợ xấu tại ngày 30/06/2023 ghi nhận 1.756 tỷ đồng, tăng đến 58% so với đầu năm. Nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh nhất (gấp 2 lần) và chiếm đến 87% trong tổng nợ xấu. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dự nợ vay tăng từ mức 3,34% lên 4,69%.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 24/7: Nhiều dự án không đủ pháp lý vẫn được VietABank cho vay