Tin ngân hàng ngày 25/3: Lấy ý kiến bỏ cơ sở xác định mức trần tỷ giá kỳ hạn VND với USD
Tin ngân hàng tuần qua: Đề xuất xóa độc quyền sản xuất vàng miếng Tin ngân hàng ngày 23/3: Lãi suất tiết kiệm xu hướng giảm vẫn áp đảo |
Lấy ý kiến bỏ cơ sở xác định mức trần tỷ giá kỳ hạn VND với USD
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 5 Thông tư số 02 ngày 31/3/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Ảnh minh họa |
Theo đó, thời gian qua và dự kiến thời gian tới, trước bối cảnh thay đổi nhanh chóng và khó lường của thị trường quốc tế, đặc biệt là lãi suất mục tiêu USD do Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố, điều kiện thị trường, mặt bằng tỷ giá, chênh lệch lãi suất trong nước và quốc tế có những thay đổi nhanh chóng, khó lường.
Trong một số giai đoạn (năm 2022), chênh lệch lãi suất VND và USD bị thu hẹp (lãi suất USD tăng và lãi suất tái cấp vốn VND giảm) đã hạn chế dư địa cho thị trường xác định tỷ giá kỳ hạn USD/VND, có thể ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường.
Việc quy định chi tiết những vấn đề liên quan đến hoạt động điều hành và dễ thay đổi theo diễn biến thị trường (như quy định mang tính chính sách về tỷ giá kỳ hạn, cơ sở xác định mức trần tỷ giá kỳ hạn) tại Thông tư 02 có thể làm hạn chế khả năng phản ứng của NHNN trước biến động thị trường.
Chính vì vậy, nhằm duy trì sự linh hoạt, chủ động trong điều hành và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của thị trường, NHNN đã thực hiện rà soát, sửa đổi khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-NHNN.
Nội dung dự kiến sửa đổi là “Tỷ giá kỳ hạn giữa VND với USD trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận và phù hợp với quy định do NHNN Việt Nam ban hành trong từng thời kỳ”.
Theo đó, cơ sở xác định tỷ giá kỳ hạn giữa VND với USD trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi sẽ không quy định cụ thể mà được Thống đốc ban hành trong từng thời kỳ.
Nội dung sửa đổi, bổ sung này nhằm mục đích tăng tính linh hoạt, chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá trước những thay đổi điều kiện thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời phù hợp với nguyên tắc tương tự như tỉ giá trung tâm và biên độ tỷ giá cũng được quy định tại các Quyết định do Thống đốc ban hành trong từng thời kỳ.
Thưởng ngoạn Paris mùa Thế vận hội Olympic 2024 cùng thẻ MB Visa
Chỉ còn vài tháng nữa, sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, Thế vận hội Olympic 2024 sẽ diễn ra. Nhằm tri ân khách hàng, Ngân hàng Quân Đội (MB) tổ chức chương trình Tặng 03 cặp vé xem Thế vận hội Olympic Paris 2024 cùng chuyến du lịch Pháp trọn gói 5 ngày 4 đêm cho toàn bộ chủ thẻ MB Visa (bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ đa năng). Chỉ cần đạt doanh số chi tiêu, giấc mơ sống trọn khoảnh khắc lịch sử tại kinh đô ánh sáng trở nên thật dễ dàng.
Thể lệ chương trình Cùng thẻ MB Visa tới Pháp xem Thế vận hội Olympic Paris 2024.
Cụ thể, chủ thẻ MB Visa chỉ cần đạt doanh số chi tiêu cao nhất, tối thiểu 300 triệu đồng trong kỳ 2 và 400 triệu đồng trong kỳ 3, để nhận được cặp vé tham gia ba sự kiện trong khuôn khổ Olympic. Không dừng lại ở đó, MB thu hút khách hàng khi dành tặng thêm chủ thẻ các dịch vụ du lịch trọn gói trong 5 ngày 4 đêm. Các tiện ích bao gồm: một phòng khách sạn 4 sao dành cho 2 người, dịch vụ xin visa miễn phí, vé máy bay khứ hồi... cùng nhiều ưu đãi khác.
Chuyến du lịch Paris trong mơ kết hợp tận hưởng Olympic mùa hè không phải là lần đầu tiên MB "thiết đãi" khách hàng một cách thịnh soạn và chỉn chu như vậy. Điển hình, Ngân hàng Quân Đội đã thực hiện giải "MB's Golf Tournament 2023" dành cho các khách hàng VIP và đối tác Khu vực phía Nam tại sân Golf PGA Novaworld Phan Thiết. Song song đó còn có chương trình MB Connect và Hội nghị chuyển đổi số Digitalize to Revolutionize, những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện giúp khách hàng, doanh nghiệp được mở rộng cơ hội phát triển, đầu tư.
Hiện MB thu hút hàng triệu khách hàng mở thẻ mới mỗi năm và nằm trong nhóm Ngân hàng tiên phong về doanh số chi tiêu thẻ, đồng thời MB kết nối với hàng ngàn đối tác, xây dựng các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất dành cho Khách hàng. Các đối tác khuyến mãi của ngân hàng trải dài trên nhiều lĩnh vực như mua sắm, ăn uống, du lịch, di chuyển, bao gồm các thương hiệu lớn như Shopee, Starbucks, Agoda, Vietnam Airlines, Qatar Airways... giúp đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Đang điều tra vụ nữ chủ tịch huyện bị bốc hơi hơn trăm tỷ trong tài khoản
Hiện nay các đơn vị chức năng vẫn tiếp tục xác minh về thông tin lan truyền vụ nữ chủ tịch huyện bị bốc hơi hơn 100 tỷ đồng khỏi tài khoản.
Liên quan thông tin nữ Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) bị “bốc hơi” số tiền lớn trong tài khoản, hiện tại các cơ quan chức năng của địa phương đang xác minh, điều tra.
Theo các nguồn tin, số tiền bà Nguyễn Thị Giang H., Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị "bốc hơi" khỏi tài khoản từ ngày 3/3 - 11/3 là trên 100 tỷ đồng.
Theo một lãnh đạo huyện Nhơn Trạch, ông có nắm sơ thông tin vụ việc và dự kiến vào đầu tuần sẽ có buổi họp để người liên quan báo cáo rõ hơn về vấn đề trên.
Trong khi đó một lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai cho biết, vẫn chưa có thông tin hay báo cáo chính xác, đồng thời Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy cũng chưa xác minh cụ thể hay kiểm tra về sự việc của bà H. Người này cũng cho biết, việc xác minh hay quản lý về nguồn gốc kê khai tài sản làm đúng theo quy định.
Bà Nguyễn Thị Giang H. (51 tuổi) hiện giữ chức Phó bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2021-2025.
Ngân hàng tăng cường cho vay
Cụ thể, ACB mới đây đã dự thảo kế hoạch kinh doanh năm 2024 để xin ý kiến cổ đông, trong đó đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay đạt 14%. Nếu hoàn thành mục tiêu này, dư nợ của ngân hàng sẽ lên mức 555.866 tỷ đồng. Theo ACB, mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 đặt ra phù hợp với bối cảnh thị trường và là chỉ tiêu NHNN giao. Năm 2023, ngân hàng này có mức tăng trưởng tín dụng 17,9%, huy động tăng 16,6%, tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu trong nhóm thấp trong hệ thống.
Ảnh minh họa |
Trong khi đó, Vietcombank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức 12%, huy động vốn tăng trưởng phù hợp với tín dụng, nợ xấu dự kiến dưới 1,5%. Đáng chú ý là dư nợ của Vietcombank tính đến cuối năm 2023 đã lên mức 1,24 triệu tỷ đồng, qua đó 1% tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này cũng đồng nghĩa với việc đưa ra thị trường hơn 12.000 tỷ đồng, tương đương với quy mô tăng trưởng cả năm của một ngân hàng quy mô nhỏ và vừa.
Trong khi đó, năm 2024, Eximbank đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng 14,6%, lên 161.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát mức 1,8%. Còn MB mong muốn mở rộng tín dụng hơn nữa so với mức chỉ tiêu NHNN phân bổ cho ngân hàng này năm 2024 là 16%. Nếu hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu phân bổ này, MB sẽ có quy mô dư nợ tín dụng vào khoảng 360.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024.
Để mở rộng hoạt động kinh doanh, các ngân hàng cũng đưa ra các kế hoạch tăng vốn. Trong đó, Vietcombank trình đại hội cổ đông năm 2024 kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế, phương án này đã được Vietcombank đưa ra từ năm 2022, tuy nhiên năm 2023 do thị trường chứng khoán không thuận lợi và các điều kiện khác chưa đủ chín muồi nên năm nay phương án này tiếp tục được trình trước cổ đông.
VietinBank cũng lên kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn phân phối lợi nhuận năm 2022 trên cơ sở cơ quan quản lý nhà nước phương án phê duyệt, dự kiến xấp xỉ 11.600 tỷ đồng. Năm ngoái, ngân hàng này đã hoàn thành tăng vốn lên hơn 53.700 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận để lại của năm 2020. Trong một diễn biến mới nhất, tại hội nghị đầu năm 2024, VietinBank tiếp tục kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2023 và lợi nhuận hàng năm giai đoạn 2024-2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng cho vay.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 25/3: Lấy ý kiến bỏ cơ sở xác định mức trần tỷ giá kỳ hạn VND với USD