Tin ngân hàng ngày 26/1: BVBank tăng trưởng tín dụng gần 14% trong năm 2023
Tin ngân hàng ngày 25/1: Quý IV/2023, MSB đạt lợi nhuận gần 607 tỷ đồng, giảm 37% Tin ngân hàng ngày 24/1: Kiều hối chuyển về TP HCM năm 2023 đạt trên 9,5 tỷ USD |
BVBank tăng trưởng tín dụng gần 14% trong năm 2023
Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank - mã chứng khoán BVB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2023, ghi nhận một số kết quả tích cực sau nhiều nỗ lực trong hoạt động bán lẻ, trước bối cảnh nền kinh tế nhiều thách thức.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của BVBank đạt gần 88.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2022, vượt quá kế hoạch đề ra là 86.600 tỷ đồng. Tổng huy động cũng tăng gần 10%, đạt 79.700 tỷ đồng, trong đó, huy động vốn từ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế chiếm khoảng 67.200 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ tín dụng tại cuối năm 2023 đạt gần 58.000 tỷ đồng, tăng gần 14% so với cùng kỳ. Trong năm 2023, BVBank đã thành công chuyển đổi sang phân khúc cho vay khách hàng cá nhân, với tỷ trọng cho vay cá nhân chiếm 70% trong tổng dư nợ, tăng từ 54% trong giai đoạn 2019-2022.
Trong quý IV, BVBank đã có sự hồi phục nhanh chóng, với tổng thu nhập đạt 513 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ và 12% so với quý III. Tổng thu nhập cả năm đạt 1.755 tỷ đồng, giảm nhẹ 8% so với năm 2022.
Tuy nhiên, thu nhập lãi thuần của BVBank trong năm 2023 đạt gần 1.500 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước, do áp lực từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Các biện pháp giảm lãi suất và ưu đãi đặc biệt đã ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần. Tuy nhiên, BVBank đã tiên phong đưa ra các gói vay ưu đãi, giúp tăng trưởng quy mô khách hàng và tăng số lượng khách hàng gấp đôi so với năm 2021.
Chi phí hoạt động trong năm 2023 tăng 14%, đạt mức 1.407 tỷ đồng, trong đó chi phí đầu tư vào mở rộng mạng lưới và chuyển đổi số đã tăng cao. BVBank cũng đánh dấu bước chuyển mình với việc thay đổi nhận diện thương hiệu trên 31 tỉnh thành và đẩy mạnh đầu tư vào chuyển đổi số.
Nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, BVBank tăng cường trích lập dự phòng trong quý cuối năm, với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt 135 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của BVBank kết thúc năm 2023 đạt gần 72 tỷ đồng, giảm 84% so với năm 2022.
BVBank, đặt mình trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh, được đánh giá là ngân hàng có hoạt động ổn định. Lãnh đạo ngân hàng chia sẻ chiến lược "thận trọng và tăng trưởng có chọn lọc" và cam kết xây dựng sự phát triển bền vững, hướng đến sự "tận tâm với khách hàng" để giữ vững giá trị trong tương lai.
VietinBank tặng tài khoản số đẹp cho doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) tiếp tục cung cấp ưu đãi cho các khách hàng doanh nghiệp mới và hiện hữu theo từng gói tài khoản. Ưu đãi áp dụng đối với các tài khoản VND cũng như các tài khoản ngoại tệ USD, EUR, JPY của doanh nghiệp. Mức ưu đãi áp dụng theo quy định và chính sách của ngân hàng tùy từng thời kỳ.
Theo đó, các gói tài khoản doanh nghiệp được thiết kế theo đặc thù của những doanh nghiệp khác nhau với mức ưu đãi lên tới 100% cho phí giao dịch thường xuyên và thiết yếu của doanh nghiệp. Đó là mở tài khoản số đẹp; chuyển tiền VND (bao gồm cả chi lương và nộp ngân sách nhà nước) trên ứng dụng ngân hàng số VietinBank eFAST; chuyển tiền VND tại quầy; chuyển tiền ngoại tệ đến và đi...
Trong những năm vừa qua, VietinBank không ngừng tung ra những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát. Với hành trình cung cấp các giải pháp tài chính hữu hiệu đến cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. đơn vị tạo được thiện cảm, sự tin tưởng của khách hàng, các đối tác, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
Ngân hàng liên tục khẳng định uy tín khi được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá tích cực cũng như trao tặng nhiều giải thưởng từ năm 2017 đến nay. Đây là sự ghi nhận lớn đối với những cố gắng của ngân hàng, đó là luôn hoàn thiện, cải tiến tối đa chất lượng sản phẩm, dịch vụ... nhằm mang đến giá trị tốt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hơn 300.000 khách hàng vay vốn được ABIC chi trả 5.100 tỷ đồng
Bảo hiểm Agribank lĩnh vực bảo hiểm chủ yếu là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là khu vực có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mức độ rủi ro cao và theo dòng vốn tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp nông thôn của Agribank. Đây cũng là khu vực mà các doanh nghiệp bảo hiểm khác chưa mặn mà triển khai do chi phí cao, hiệu quả thấp.
Tuy nhiên với các lợi thế đặc biệt về hệ thống, mạng lưới Bảo hiểm Agribank đã và đang cung cấp hàng triệu hợp đồng bảo hiểm đến khách hàng nhỏ lẻ thuộc khu vực này và đang tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm khác, góp phần cùng Agribank triển khai chính sách tín dụng cho khu vực Tam nông theo Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH TW Đảng (khóa X).
Lũy kế đến 31/12/2023, Bảo hiểm Agribank đã chi trả bồi thường cho gần 300.000 khách hàng vay vốn tại Agribank với số tiền đã chi trả là trên 5.100 tỷ đồng qua đó góp phần bảo vệ dòng vốn tín dụng và cơ sở khách hàng của Agribank. Số tiền bồi thường đã giúp khách hàng có nguồn tài chính để tái sản xuất kinh doanh khi gặp rủi ro, không bị xử lý tài sản hoặc phát sinh nợ xấu, vì vậy có thể tiếp tục duy trì điều kiện vay vốn tại Agribank. Có thể thấy, hoạt động chi trả bảo hiểm của Bảo hiểm Agribank đã góp phần ổn định đời sống tinh thần và kinh tế của khách hàng, đồng thời bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Nghị quyết 19-NQ/TW về phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã giao nhiệm vụ trực tiếp cho Agrribank và Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm cung cấp tín dụng vào khu vực này. Để triển khai nghị quyết của Đảng và để bảo vệ nguồn vốn tín dụng cần phải có nhiều giải pháp để quản lý rủi ro trong đó bảo hiểm là một công cụ hữu hiệu có thể phân tán rủi ro trên toàn thế giới thông qua phương thức tái bảo hiểm.
Tuy nhiên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn manh mún, phân tán, thiếu sự hợp tác, liên kết nên việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm đến từng hộ nông dân rất khó khăn. Do vậy cần phải có một cơ chế đặc thù có thể vận dụng nhiều phương thức bán hàng để không bị coi là ép buộc phải mua bảo hiểm khi vay vốn.
Ngân hàng thông báo bán đấu giá loạt cây xăng tiền tỷ
Mới đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Sa Đéc thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trong đó, tài sản bán đấu giá bao gồm quyền sử dụng đất đối với thửa đất có tổng diện tích 1.901,5m2 gồm 300m2 đất ở và 1.601,5m2 đất cây lâu năm tọa lạc tại ấp Đông Hòa 2, xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Ngoài ra, tài sản gắn liền với đất là cửa hàng xăng dầu có diện tích xây dựng 105,4m2 với kết cấu chủ yếu là tường gạch, khung bê tông cốt thép, nền gạch men, mái tôn hoàn thành xây dựng năm 2011.
Giá khởi điểm bán đấu giá là 9 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích 1.051m2 tại ấp Đông Thạnh A, xã Đông Thạnh, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và cửa hàng xăng dầu với diện tích xây dựng 33,6m2 hoàn thành năm 2012. Giá khởi điểm bán đấu giá là 7 tỷ đồng.
Tại tỉnh Sóc Trăng, Vietinbank muốn bán đấu giá hai quyền sử dụng đất tại ấp Bố Liên 3, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng và ấp Tân Qui A, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng với tài sản gắn liền với hai mảnh đất là cây xăng bao gồm mái che, trụ bơm, khu bồn, nhà bán hàng. Giá khởi điểm lần lượt cho hai tài sản này là 7,076 tỷ đồng và 6,924 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng muốn lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản tại xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long gồm quyền sử dụng đất tổng diện tích 624,4m2 (gồm 300m2 đất ở và 324,4m2 đất CLN) tại ấp Phú Ninh, xã Song Phú, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Tài sản gắn liền với đất là trạm bán lẻ xăng dầu, các hạng mục công trình gồm phòng giao dịch, trụ bơm và bồn chứa.
Giá khởi điểm bán đấu giá cho tài sản này là 11 tỷ đồng.
Nguồn:Tin ngân hàng ngày 26/1: BVBank tăng trưởng tín dụng gần 14% trong năm 2023