Tin ngân hàng ngày 30/10: Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Điểm danh các ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm Tin ngân hàng tuần qua: Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng |
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và giải quyết khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Mục tiêu là đạt tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 14-15% trong năm 2023.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Các biện pháp bao gồm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho các ngành, lĩnh vực và đối tượng cụ thể, điều chỉnh lãi suất và phí dịch vụ ngân hàng, và tổ chức các hội nghị để kết nối ngân hàng với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã chia sẻ khó khăn của họ trong việc tiếp cận tín dụng, bao gồm tài sản thế chấp, lãi suất cao, và quá nhiều thủ tục. Họ đề xuất cần xây dựng chính sách tháo gỡ khó khăn, hạ lãi suất cho vay, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển cạnh tranh.
Doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa đặt vấn đề về việc vay vốn bằng thế chấp tài sản, khiến họ chỉ được vay số tiền hạn chế. Họ cũng đề xuất cấp tín dụng phù hợp theo ngành nghề và đảm bảo điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh vào vụ mùa.
Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong quy trình xem xét và phê duyệt khoản vay do thời gian kéo dài và lãi suất không giảm kịp thời.
Ngân hàng thương mại cam kết giảm chi phí và huy động nguồn vốn với lãi suất thấp để giảm lãi suất cho vay. Họ cũng cố gắng cải thiện quy trình thẩm định, phê duyệt và giải ngân để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng.
Mặc dù đã có nhiều biện pháp và chính sách được triển khai, tăng trưởng tín dụng vẫn thấp. Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với khó khăn trong việc cung ứng và tiếp cận tín dụng, và các kênh huy động vốn khác cũng còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Các yếu tố như giảm cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, và khả năng hấp thụ tín dụng của bất động sản đều gây áp lực lên tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cam kết tiếp tục triển khai các biện pháp để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Agribank rao bán 11 căn nhà tại phố cổ Hội An, bất ngờ có căn lên tới hơn 70 tỷ đồng
Mới đây, Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank AMC LTD) ra thông báo đấu giá cùng lúc 11 căn nhà ở phố cổ Hội An.
Trong số đó, có tài sản diện tích lên tới hơn 340m2. Giá đấu khởi điểm của các tài sản này thấp nhất là 8,5 tỷ đồng và cao nhất lên tới 71,179 tỷ đồng. Tổng giá trị của 11 tài sản đảm bảo nói trên (tính theo giá khởi điểm) lên tới hơn 252 tỷ đồng.
Theo Agribank AMC, đây đều là tài sản thế chấp cho các khoản vay tại Agribank chi nhánh Bắc TP HCM trong thời gian 3 năm từ 2016 - 2018.
Trước đó không lâu, ngân hàng VietinBank cũng rao bán loạt khách sạn hạng sang và bất động sản du lịch tại Hội An.
Cụ thể, ngân hàng. Này rao bán khách sạn 4 sao và quyền sử dụng đất có diện tích hơn 1.000m2 được rao bán giá 120 tỷ đồng; hay một bất động sản khác diện tích trên 1.700m2 được rao bán tới 240 tỷ đồng để thu hồi nợ… Một khách sạn 4 sao khác có diện tích trên 1.800 m2 được rao bán 420 tỷ đồng.
Ngoài ra ngân hàng cũng rao bán khoảng 35 tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và biệt thự, nhà hàng, khách sạn 3-4 sao trị giá từ vài chục tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng. Như ở TP Hội An, một bất động sản là biệt thự 3 sao có diện tích 686m được rao bán 110 tỷ đồng; nhiều khách sạn 3 sao, nhà hàng, homestay khác ở TP Hội An cũng được rao bán từ 33-40 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước đủ lực ổn định tỷ giá và lãi suất
Mặc dù rủi ro với tỷ giá và lãi suất là có, song ACBS cho rằng, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn đủ các công cụ để duy trì tình trạng ổn định của tỷ giá và lãi suất. Đó là nguồn cung tương đối dồi dào từ các hoạt động xuất nhập khẩu, FDI, FII và kiều hối. Trong khi đó, áp lực trả nợ nước ngoài không tăng đột biến.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2023, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thặng dư 21,6 tỷ USD, dịch vụ thâm hụt 6,7 tỷ USD, vốn FDI giải ngân 15,9 tỷ USD, lượng kiều hối 9-10 tỷ USD.
Theo chuyên gia phân tích, Ngân hàng Nhà nước sẽ có 2 giải pháp trong ngắn hạn.
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước sẽ để số dư tín phiếu đáo hạn và dòng tiền quay trở lại thị trường liên ngân hàng. Từ đó, thanh khoản và lãi suất thị trường liên ngân hàng hạ nhiệt. Mục đích cuối cùng đó là lãi suất liên ngân hàng ở mức cao, gần với mức lãi suất huy động thị trường 1 các kỳ hạn 1-3 tháng, nhưng không tạo ra cuộc đua tăng lãi suất trên thị trường 1.
Thứ hai, trong trường hợp công cụ điều tiết thanh khoản thông qua tín phiếu không phát huy tác dụng, tỷ giá vẫn tăng nóng, và lãi suất vẫn ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét sử dụng phương án bán kỳ hạn USD kỳ hạn 3-6 tháng và cho phép các ngân hàng hủy ngang.
Các giải pháp trên đây có thể linh hoạt phối hợp và sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống cũng như cung cầu USD trong quý IV này. Trong trường hợp tăng trưởng tín dụng có thể bứt phá lên vào quý cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước thậm chí có thể xem xét tới việc bổ sung thanh khoản thông qua kênh OMO.
Lợi nhuận trước thuế quý 3 năm nay của Vietcombank đạt 9.051 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Lợi nhuận trước thuế quý 3 năm nay của Vietcombank đạt 9.051 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy tăng trưởng dương so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận quý III vẫn thấp nhất trong 4 quý gần nhất.
Động lực tăng trưởng chính của lợi nhuận quý III đến từ việc chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro đều giảm mạnh, dù tổng thu nhập tăng trưởng âm.
Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động quý 3/2023 đạt 15.777 tỷ đồng, giảm 5,6% so với cùng kỳ. Các mảng kinh doanh chính đều ghi nhận sự sụt giảm, trong đó thu nhập lãi thuần giảm 7,8% xuống 12.596 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 19,2% xuống 891 tỷ. Lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.581 tỷ, giảm 6 tỷ so với cùng kỳ.
Chi phí hoạt động quý III/2023 giảm tới 17,9% xuống còn 5.233 tỷ. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng giảm gần một nửa xuống còn 1.494 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank đạt 51.764 tỷ đồng, tăng 4,7%. Trong khi đó, chi phí hoạt động giảm 3,2% xuống 16.163 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giảm mạnh các khoản chi cho hoạt động quản lý công vụ. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 22,3% xuống 6.051 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 29.550 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 23.694 tỷ đồng.
Với kết quả này, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí “quán quân” lợi nhuận của ngành.
Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản Vietcombank ở mức hơn 1,73 triệu tỷ đồng, giảm 4,5% so với đầu năm. Nguyên nhân tổng tài sản giảm chủ yếu do tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm hơn 63 nghìn tỷ (tương đương giảm 68%) xuống còn hơn 29.300 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank tăng hơn 44.700 tỷ trong 9 tháng đầu năm, tương đương tăng 3,9%. Nợ xấu cuối quý III là 14.393 tỷ đồng, tăng 84% so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay tăng từ 0,68% cuối năm 2022 lên 1,21% (tháng 9/2023).
Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu của Vietcombank vẫn rất cao, đạt 270%, là mức cao nhất toàn ngành.
Huy động tiền gửi khách hàng của Vietcombank tăng 8,5% trong 9 tháng và đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 31,3%.
Nguồn:Tin ngân hàng ngày 30/10: Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng