Hà Nội: 13°C
Thừa Thiên Huế: 18°C
TP Hồ Chí Minh: 26°C
Quảng Ninh: 15°C
Hải Phòng: 15°C

Tin ngân hàng ngày 6/7: NHNN bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ 15/8

Quét mã Agribank VietQR - Lợi ích nhân đôi cho khách hàng và doanh nghiệp; Dragon Capital gom thêm cổ phiếu Sacombank; Áp lực tăng lãi suất huy động rơi vào cuối năm… là những tin tức tài chính và ngân hàng nội bật.
Tin ngân hàng ngày 5/7: Techcombank được tăng vốn điều lệ thêm 63,2 tỷ đồng Tin ngân hàng ngày 4/7: Ngân hàng Nhà nước có thể tăng lãi suất điều hành trong quý IV

NHNN bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ 15/8

Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 05 về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc ban hành. Thông tư 05 gồm 3 điều, nội dung bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp hoặc không còn áp dụng trên thực tế. Thông tư 05 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8 và bãi bỏ toàn bộ 11 văn bản.

Tin ngân hàng ngày 6/7: NHNN bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ 15/8
NHNN bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ 15/8

Một số văn bản về quy chế thanh toán, bù trừ điện tử liên ngân hàng, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm của ngành ngân hàng, quy định việc mua bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế... là một số nội dung quy phạm pháp luật sẽ bị bãi bỏ trong thời gian tới.

Trong danh sách bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc ban hành có 3 quyết định và 8 thông tư. Trong đó, 3 quyết định sắp bị bãi bỏ gồm Quyết định số 1557/2001 về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, Quyết định số 1531/2004 quy định về hạch toán nghiệp vụ đầu tư xây dựng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 17/2007 về quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và tội phạm của ngành ngân hàng.

Các thông tư sắp bị bãi bỏ trong thời gian tới gồm Thông tư số 02/2006 hướng dẫn việc ký quỹ tại Ngân hàng đối với doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm, Thông tư số 13/2011 quy định việc mua, bán ngoại tệ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thông tư số 34/2014 hướng dẫn về quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, Thông tư số 40/2014 hướng dẫn việc ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Loạt thông tư liên quan đến Nghị định số 10 ngày 12/2/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng cũng bị bãi bỏ, gồm Thông tư số 16/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định năm 2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng, Thông tư số 27/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng, Thông tư số 23/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng và Thông tư số 43/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 10/2010 của Chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng.

Quét mã Agribank VietQR - Lợi ích nhân đôi cho khách hàng và doanh nghiệp

Với tính năng mới triển khai trên ứng dụng ngân hàng số Agribank E-Mobile Banking, người dùng có thể tự tạo một mã thanh toán QR và lưu lại mọi giao dịch của cá nhân.

Không chỉ thuận tiện với khách hàng cá nhân, hình thức thanh toán này còn đem đến lợi ích vượt trội cho chủ doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương, hộ gia đình là các nhà bán hàng, chủ shop online... Khách hàng chỉ cần tạo cho mình mã QR riêng bằng cách truy cập www.VietQR.net hoặc thực hiện ngay trên ứng dụng ngân hàng số Agribank E-Mobile Banking. Tiếp đó, trưng bày Agribank VietQR và hướng dẫn khách quét QR để thực hiện thanh toán qua chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của người bán hàng tại Agribank. Điều này giúp các đơn vị quản lý dòng tiền trực tiếp trên một ứng dụng ngân hàng. Đặc biệt, Agribank hoàn toàn không thu phí dịch vụ và nhà bán hàng sẽ nhận tiền ngay khi giao dịch hoàn tất.

Với định hướng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ trên nền tảng CNTT, Agribank đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng như xác thực sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt); thanh toán qua mã QR mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng. Agribank cũng hợp tác với doanh nghiệp Fintech để triển khai ứng dụng thanh toán di động, ví điện tử, cổng thanh toán…, tạo thuận lợi cho khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa được tiếp cận dịch vụ tài chính.

Đẩy mạnh triển khai số hóa trong thanh toán dịch vụ công, Ngân hàng liên tục mở rộng hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ ở các lĩnh vực khác nhau như: điện, nước, trường học, bệnh viện, bảo hiểm, các đơn vị hành chính công, Thuế, Hải quan, Kho bạc nhà nước… để đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng

Đặc biệt, Agribank đã triển khai các giải pháp tuyên truyền và khuyến khích sử dụng dịch vụ Ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng để thúc đẩy xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn như mở thẻ ngân hàng cho đối tượng học sinh, sinh viên; luân phiên đưa ngân hàng lưu động đến vùng sâu, xa để người dân dễ tiếp cận nguồn vốn và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng…

Dragon Capital gom thêm cổ phiếu Sacombank

Mới đây, Dragon Capital thông báo, hai quỹ thành viên là CTBC Vietnam Equity Fund và Norges Bank đã mua vào lần lượt 2 triệu và 300.000 cổ phiếu STB của Sacombank. Ở chiều ngược lại, quỹ thành viên Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán ra 200.000 cổ phiếu STB.

Với giao dịch mua ròng 2,1 triệu cổ phiếu STB, 11 quỹ thành viên của Dragon Capital đã tăng tỷ lệ nắm giữ tại Sacombank từ 5,9784% lên 6,0898%, tương đương hơn 114,8 triệu cổ phiếu. Trong đó, Norges Bank sở hữu lượng cổ phiếu STB lớn nhất với gần 1,54% vốn Sacombank, tương đương hơn 29 triệu cổ phiếu.

Trước đó, nhóm quỹ này đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Sacombank lên trên 5% vào đầu tháng 3 và chính thức quay lại làm cổ đông lớn sau hơn chục năm.

Dragon Capital từng là cổ đông lớn Sacombank từ cách đây chục năm, Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam cũng từng là thành viên HĐQT. Tuy nhiên từ 2010, nhóm quỹ bắt đầu bán dần cổ phiếu STB và thoái sạch vốn tại ngân hàng vào tháng 8/2011.

Kết thúc quý I, lợi nhuận trước thuế Sacombank đạt 1.589 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021.

Tại ngày 31/3/2021, tổng tài sản Sacombank đạt 552.539 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,5% đạt 413.028 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 7,1% đạt 457.791 tỷ đồng.

Nợ xấu nội bảng Sacombank giảm mạnh 421 tỷ trong quý 1 xuống còn 5.299 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm từ 1,47% xuống 1,28%.

Năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 5.280 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021. Tổng tài sản dự kiến đạt 573.500 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng lần lượt 10% và 12%, đạt 512.700 tỷ và 435.000 tỷ đồng trong năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

Dự kiến chậm nhất đến năm 2023, Sacombank sẽ hoàn tất xử lý toàn bộ các vấn đề tồn đọng thuộc đề án, chính thức hoàn thành trước hạn đã được NHNN phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sacombank sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để chia cổ tức cho cổ đông.

Áp lực tăng lãi suất huy động rơi vào cuối năm

Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần 27/6-1/7 của Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI - SSI Research, nhóm phân tích cho biết trong tuần trước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục sử dụng kênh phát hành tín phiếu trên hoạt động thị trường mở, với kỳ hạn linh hoạt hơn. Cụ thể, NHNN đã phát hành tổng 72.600 tỷ đồng tín phiếu 7 ngày với lãi suất 0,65% (giảm 5 điểm cơ bản so với tuần trước) và 35.000 tỷ kỳ hạn 14 ngày với lãi suất 0,9%, trong khi đó có 69.600 tỷ đồng đáo hạn. Kênh mua kỳ hạn vẫn được sử dụng tương đối đều đặn, với tổng khối lượng phát hành là 1.170 tỷ đồng ở kỳ hạn 14 ngày và lãi suất 2,5%.

Tin ngân hàng ngày 6/7: NHNN bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ 15/8
Áp lực tăng lãi suất huy động rơi vào cuối năm

Tính chung, trong tuần NHNN đã hút ròng tổng 37.700 tỷ đồng. Sau hai tuần hút ròng liên tục, lãi suất liên ngân hàng tăng, với kỳ hạn qua đêm kết tuần ở 0,87% (tăng 21 điểm cơ bản) và 1 tuần ở 1,52% (tăng 62 điểm cơ bản). Chênh lệch lãi suất USD/VND đã được thu hẹp lại, tuy nhiên vẫn đang duy trì ở mức âm.

Số liệu mới cập nhật từ Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 20/6, và so với cuối năm 2021, tín dụng tăng 8,51% (so với mức 5,47% cùng kỳ 2021). Tổng phương tiện thanh toán tăng 3,3% (so với 3,48% vào 2021) và huy động vốn tăng 3,97% (so với 3,13% vào 2021). Như vậy, trong 6 tháng đầu năm, lượng tín dụng bơm mới vào thị trường đạt hơn 888.000 tỷ dồng, trong khi đó chỉ có 434.000 tỷ được huy động thêm từ dân cư và các tổ chức kinh tế, và điều này rõ ràng tạo áp lực đáng kể lên mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian qua.

Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cũng đã lần lượt điều chỉnh biểu lãi suất huy động với mức trung bình tăng từ 30-100 điểm cơ bản, chủ yếu vào giai đoạn cuối quý I và đầu quý II. Hai ngân hàng thương mại Nhà nước là BIDV và Agribank vừa qua cũng đã tăng 10 điểm cơ bản cho kỳ hạn trên 12 tháng.

Trong nửa cuối năm 2022, SSI Research cho rằng NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và trong điều kiện phù hợp sẽ thông qua việc nới trần tín dụng cho các ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, thường có xu hướng cao hơn bình thường trong bối cảnh lạm phát. Áp lực tăng lãi suất huy động sẽ rơi về cuối năm, đặc biệt là khi tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 37% về 34% sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10, theo Thông tư 08 năm 2020 của NHNN sửa đổi Thông tư 22 năm 2019 quy định lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.

Nguồn: Tin ngân hàng ngày 6/7: NHNN bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật từ 15/8

Huy Tùng (T/h)
kinhtexaydung.petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương

Quảng Ninh phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh sẽ trở thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố. Quyết tâm hiện thực hoá mục tiêu này, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn đã và đang nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thiện những tiêu chí, chỉ tiêu còn thiếu, còn yếu để hoàn thành kế hoạch được người dân mong chờ.

Hàng trăm nhân viên bị Manchester United sa thải

Hàng trăm nhân viên bị Manchester United sa thải
Tối 24/2, Manchester United thông báo cắt giảm nhân sự với số lượng lên tới 150-200 người.

Thanh Thủy lọt top 50 Hoa hậu đẹp nhất thế giới 2024

Thanh Thủy lọt top 50 Hoa hậu đẹp nhất thế giới 2024
Thanh Thủy đã tạo nên một cột mốc mới trong làng giải trí khi trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam lọt top 50 Hoa hậu đẹp nhất

Thị trường chứng khoán ngày 25/2: Duy trì trên mốc 1.300 điểm giữa áp lực bán tăng cao

Thị trường chứng khoán ngày 25/2: Duy trì trên mốc 1.300 điểm giữa áp lực bán tăng cao
Thị trường giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì được vị thế trên mốc tâm lý 1.300 điểm. Trong phiên, áp lực bán gia tăng khiến chỉ số biến động mạnh, dù vậy lực mua mạnh mẽ từ nhóm tài chính và sự luân chuyển dòng tiền giữa các nhóm ngành đã giúp chỉ số giữ vững mốc tâm lý quan trọng.

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 26/2/2025: Tuổi Dần cần phải cẩn trọng, tuổi Thìn phát triển hài hòa

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 26/2/2025: Tuổi Dần cần phải cẩn trọng, tuổi Thìn phát triển hài hòa
Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 26/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...