TP HCM vận dụng chính sách đặc thù để xây nhà ở xã hội
Không thể xây nhà ở xã hội với tư duy "làm từ thiện" Tin bất động sản ngày 4/3: Nhiều dự án tại Long An không để đất xây nhà ở xã hội |
UBND TP HCM vừa có công văn khẩn, yêu cầu các địa phương, sở, ngành đẩy mạnh thực hiện đề án xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, UBND TP giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành và Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) nghiên cứu đề xuất UBND TP xem xét việc bổ sung các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào chương trình kích cầu đầu tư của TP để tổ chức triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính về việc bổ sung vốn ngân sách nhà nước (nguồn vốn sự nghiệp) để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, uy tín trong lĩnh vực bất động sản tham gia và triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường. Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan công bố công khai Danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội độc lập phải lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu để các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu, đề xuất tham gia.
Ảnh minh họa. |
Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, phối hợp UBND các quận - huyện và thành phố Thủ Đức, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Tây Bắc, Ban Quản lý đô thị mới Nam Thành phố, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và Ban Quản lý các khu chế xuất và Công nghiệp thành phố trong quá trình lập, thẩm định và trình phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phát triển nhà ở xã hội.
Khi quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới nhất thiết phải kèm theo quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đảm bảo hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo quy định. Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện, có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Khi lập Danh mục các khu công nghiệp phải dành tối thiểu 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp) để dành quỹ đất và kêu gọi các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp bất động sản tham gia đầu tư, phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê. Nghiên cứu rà soát, tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch (hoặc điều chỉnh quy hoạch) để bổ sung quỹ đất phù hợp phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê.
Đối với các khu công nghiệp chưa sử dụng hết diện tích đất công nghiệp thì xem xét nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đó để dành phần diện tích đất phát triển nhà ở công nhân, nhà lưu trú cho công nhân thuê, thiết chế của công đoàn cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp đó.
UBND TP giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật. Công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư.
Rà soát, ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích thực hiện dự án đầu tư khuyến khích, ưu đãi thêm để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, tạo nguồn cung cho thị trường, đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho người thu nhập thấp, công nhân, người lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
Rà soát, thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở.
Sở Xây dựng được giao chủ động phối hợp với các Sở ngành, UBND các quận - huyện và thành phố Thủ Đức xây dựng, điều chỉnh bổ sung Chương trình phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Luật Nhà ở, phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm cơ sở chấp thuận đầu tư, đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến năm 2030 trình UBND TP ban hành.
Đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án này theo tiến độ được phê duyệt; trường hợp Chủ đầu tư không thực hiện thì tham mưu UBND TP để thu hồi quỹ đất 20% để lựa chọn, giao cho các Chủ đầu tư khác.
Chỉ đạo các chủ đầu tư dự án trên địa bàn nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, đảm bảo chất lượng tương đương với nhà ở thương mại, cơ cấu sản phẩm, giá thành hợp lý để đáp ứng cho người thu nhập thấp, công nhân có cơ hội tiếp cận, cải thiện về nhà ở; bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án…
Nguồn: TP HCM vận dụng chính sách đặc thù để xây nhà ở xã hội