Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
Hải Phòng: 19°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 18°C

TP. HCM xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi phương tiện xanh

TP. HCM đưa ra 2 giai đoạn chuyển đổi phương tiện xanh, đồng thời bắt đầu lập danh sách các vị trí đủ điều kiện để xây dựng, lắp đặt hệ thống các trạm sạc cho xe điện.

Để thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về chính sách phát triển phương tiện giao thông xanh, UBND TP.HCM giao Sở Giao thông vận tải Thành phố (Sở GTVT TP) chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát các chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện xanh, từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch.

Đồng thời, có giải pháp kiểm soát phương tiện giao thông tại các khu vực, địa bàn có mức ô nhiễm cao. Từ đó, tham mưu UBND TP báo cáo, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp theo 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1: Tập trung nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt điện, năng lượng xanh trên địa bàn. Thời gian hoàn thành trong quý I năm nay.

Giai đoạn 2: Nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi các phương tiện giao thông còn lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, xem xét phương án lựa chọn huyện Cần Giờ và một số quận trung tâm là đơn vị thực hiện thí điểm trong chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh. Thời gian hoàn thành trong quý III năm 2025.

TP. HCM xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi phương tiện xanh
Xe buýt điện kết nối metro số 1 đậu trong bến xe Sài Gòn. Ảnh: PN.

Sở GTVT TP có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương xây dựng hoàn thành hướng dẫn kỹ thuật thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành trạm sạc xe buýt điện trên địa bàn TP. Từ đó, trình UBND TP xét duyệt theo quy định, hoàn thành ngay trong quý I.

Đồng thời, phối hợp với Sở Công thương, Sở Xây dựng, Công an TP.HCM, các địa phương và đơn vị có liên quan rà soát mạng lưới đường bộ, các cảng biển, cảng thủy nội địa, bến xe, nhà ga... Từ đó, lập danh sách các vị trí đủ điều kiện để xây dựng, lắp đặt hệ thống các trạm sạc điện cho các phương tiện giao thông điện đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng hoặc quy hoạch tổng thể khu vực, có nơi đỗ xe và đấu nối giao thông phù hợp. UBND TP cũng giao Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở GTVT TP trong việc kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới tuân thủ mức tiêu chuẩn khí thải theo quy định.

Liên quan đến việc đầu tư trạm sạc điện, UBND TP giao Sở Xây dựng trong quý I có văn bản hướng dẫn các quận huyện về cấp phép, quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng, lắp đặt hệ thống trụ/trạm sạc điện cho ô tô, mô tô điện trong đô thị. Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH-KT) sẽ phối hợp rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành quy định, hướng dẫn về bố trí trạm sạc điện trong các đồ án quy hoạch.

Sau khi Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở QH-KT chủ trì, phối hợp Sở GTVT TP và các địa phương rà soát và bổ sung các trạm sạc điện khi lập điều chỉnh tổng thể các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch nông thôn mới.

Ngoài ra, UBND TP giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở GTVT TP và các đơn vị có liên quan nghiên cứu chính sách khuyến khích các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông xanh để thay thế phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên địa bàn TP.

TP. HCM xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi phương tiện xanh
TP. HCM chú trọng triển khai giải pháp kiểm soát phương tiện giao thông tại các khu vực, địa bàn có mức ô nhiễm cao.

Để kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Sở GTVT TP. HCM đã có Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí xây dựng Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trên địa bàn TP.HCM.

Theo đó, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng sẽ là đơn vị chủ trì thực hiện. Dự toán kinh phí xây dựng đề án khoảng 4,17 tỉ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2025-2026. Phạm vi nghiên cứu vùng kiểm soát khí thải khu vực trung tâm TP.HCM (xem xét lấy ranh giới vùng thu phí) và huyện Cần Giờ.

Cụ thể, TP.HCM tập trung vào các phương tiện vận tải đường bộ bao gồm phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt, phương tiện thương mại như: xe taxi, xe công nghệ, xe hợp đồng, xe khách và xe tải; phương tiện cá nhân (xe máy, ô tô) và phương tiện thuộc quản lý bởi các doanh nghiệp nhà nước (khối dân sự) và doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó nhóm đối tượng là người dân, doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã và các đơn vị hành chính công (khối dân sự), trường học, bệnh viện, khu công nghiệp.... có sở hữu phương tiện.

Sở GTVT TP giao Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng xây dựng và trình Sở GTVT phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đồng thời, phối hợp đơn vị tư vấn tổ chức xây dựng Đề án; phối hợp chặt chẽ với các sở ngành TP và các Bộ ngành có liên quan trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Đề án và dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách.

Tính đến cuối năm 2023, TP.HCM có khoảng 10 triệu phương tiện giao thông; trong đó có hơn 7,6 triệu xe máy, 700.000 xe hơi các loại, hơn 2 triệu xe vãng lai của người dân địa phương khác di chuyển vào thành phố. Mỗi năm, thành phố phát thải khoảng 35 triệu tấn carbon; riêng ngành công nghiệp là 20 triệu tấn và giao thông vận tải khoảng 13 triệu tấn.

TP.HCM hiện có 138 tuyến buýt với 2.209 xe; trong đó, buýt sử dụng trên các tuyến đa số chạy dầu diesel (1.663 xe), 528 xe buýt chạy khí CNG, và chỉ có 18 xe buýt điện. TP.HCM với vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của cả nước, đang phải đối diện với nhiều thách thức về giao thông, gia tăng dân số, tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết là phải đưa ra các chính sách và giải pháp về giao thông vận tải xanh hướng tới một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Nguồn: TP. HCM xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi phương tiện xanh

Ngọc Mai
thiennhienmoitruong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…