Trồng rừng thay thế được quy định như thế nào?
Lạng Sơn: Công an huyện Chi Lăng phối hợp phát động tết trồng cây tại xã Quan Sơn Gia Lai: Đức Cơ đẩy mạnh trồng rừng tập trung |
Thông tư số 25/2022 (ngày 30/12/2022) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể về trồng rừng thay thế khi chuyển đổi sử dụng rừng sang mục đích khác. Thông tư nêu rõ, trồng rừng thay thế là việc trồng rừng mới trên diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hoặc trồng lại rừng trên diện tích rừng trông không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trong khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật, cụ thể: Trường hợp tự trồng rừng thay thế: Chủ dự án thực hiện trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất;
Trường hợp không tự trồng rừng thay thế: Thực hiện trồng rừng trên đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; trồng rừng sản xuất trên đất chưa có rừng do Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang quản lý; trồng lại rừng trên diện tích rừng trồng đặc dụng, rừng trồng phòng hộ không thành rừng đã hoàn thành việc thanh lý rừng trồng theo quy định của pháp luật. Ưu tiên trồng rừng trên diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho rừng ven biển và rừng biên giới.
Diện tích rừng phải trồng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Lâm nghiệp. Kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
(Ảnh minh họa) |
Kinh phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác do các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (sau đây gọi là chủ dự án) nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với địa phương chưa thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (sau đây gọi là Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh) theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự toán, thiết kế trồng rừng thay thế được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng; Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh; đơn giá ngày công lao động, giá vật tư, cây giống tại địa phương được UBND tỉnh, thành phố nơi tổ chức trồng rừng thay thế phê duyệt. Dự toán trồng rừng thay thế được xác định tại thời điểm UBND cấp tỉnh nơi tổ chức trồng rừng thay thế chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế.
Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, thiết kế, nghiệm thu và xử lý rủi ro trong giai đoạn đầu tư được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh.
Quản lý, thanh toán, quyết toán tiền trồng rừng thay thế: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để tiếp nhận tiền trồng rừng thay thế; Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh kiểm soát thanh toán các khoản chi trồng rừng thay thế của chủ dự án và các tổ chức, cá nhân được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế theo quy định tại Mục 5 Chương II về quản lý thanh toán vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư cho dự án đầu tư công của Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; Tổ chức, cá nhân được giao chủ đầu tư trồng rừng thay thế thực hiện quyết toán theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Chủ dự án hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế sau khi nộp đủ số tiền và được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh thông báo bằng văn bản về việc hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế.
Tiêu chí lựa chọn địa phương trồng rừng thay thế từ nguồn điều chuyển của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam: Có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế theo Mẫu số 01 vả kế hoạch trồng rừng thay thế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; Có diện tích đất chưa có rừng được quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư này; Trường hợp có nhiều địa phương đăng ký tiếp nhận kinh phí trồng rừng thay thế thì ưu tiên địa phương có nhiều diện tích đất chưa có rừng nhưng không cân đối được ngân sách để trồng rừng.
Nguồn:Trồng rừng thay thế được quy định như thế nào?