Trung Quốc giữ vững “ngôi vương” nhập khẩu dầu thô
Ấn Độ: Nhập khẩu dầu từ Nga tăng 384% Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ tăng 89% lên 47,5 tỷ USD |
Ảnh minh họa |
Theo báo cáo, bất chấp giá dầu cao và rủi ro suy thoái kinh tế, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc cho đến nay vẫn trải qua một giai đoạn tích cực.
Theo dữ liệu theo dõi tàu từ Refinitiv, trong 9 tháng đầu năm, lượng dầu nhập khẩu của toàn cầu đã tăng 6,7% so với cùng kỳ lên 1.620,3 triệu tấn, không bao gồm tất cả hoạt động buôn bán vận tải hàng hải ven bờ. Con số này cao hơn nhiều so với 1.518,4 triệu tấn trong cùng khoảng thời gian năm 2022 và 1.393,2 triệu tấn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021, và 1.564,9 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu từ Vịnh Ả Rập giảm 0,3% so với cùng kỳ xuống 651,3 triệu tấn và chiếm 40,2% thương mại đường biển toàn cầu. Thay vào đó, xuất khẩu từ Nga tăng 5,6% so với cùng kỳ lên 173,3 triệu tấn, tương đương 10,7% thương mại toàn cầu. Từ Mỹ, xuất khẩu tăng 20,8% so với cùng kỳ lên 144,3 triệu tấn.
Ngoài ra, xuất khẩu từ Tây Phi tăng 1,3% so với cùng kỳ lên 129,9 triệu tấn. Xuất khẩu dầu tho từ Nam Mỹ cũng tăng 22,2% so với cùng kỳ lên 116,2 triệu tấn trong khoảng thời gian này.
Theo Banchero Costa, về nhu cầu, nhập khẩu bằng đường biển vào Liên minh Châu Âu (EU) đã tăng 4,2% so với cùng kỳ lên 352,7 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm, và EU chiếm 21,7% tổng lượng dầu thô nhập khẩu bằng đường biển toàn cầu.
Nhập khẩu vào Ấn Độ tăng 2% so với cùng kỳ lên 171,4 triệu tấn, chiếm 10,5% thương mại toàn cầu. Trung Quốc đại lục hiện vẫn là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, với thị phần 23,7%, một lần nữa cao hơn một chút so với EU.
Theo dữ liệu theo dõi tàu của Refinitiv, trong năm 2022, Trung Quốc đã nhập khẩu 439,2 triệu tấn dầu thô bằng đường biển, không bao gồm vận tải hàng hải ven bờ. Con số này thể hiện mức giảm 2,5% so với mức 450,2 triệu tấn nhập khẩu vào năm 2021. Nó cũng thấp hơn 9,6% so với mức cao nhất mọi thời đại là 485,9 triệu tấn nhập khẩu vào năm 2020, khi nước này tận dụng giá dầu thô thấp và nhu cầu thấp từ châu Âu.
Tuy nhiên, công ty môi giới tàu này lưu ý rằng, trong hai năm qua, nhập khẩu dầu thô hàng năm của Trung Quốc đã giảm, cũng là lần đầu tiên trong vài năm gần đây, do Bắc Kinh kiểm soát lĩnh vực lọc dầu để hạn chế sản xuất nhiên liệu dư thừa trong nước trong khi các nhà máy lọc dầu giảm lượng tồn kho lớn. Việc phong tỏa do dịch Covid-19 cũng đã khiến nhu cầu giảm.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu vào Trung Quốc tăng mạnh trở lại 22,7% so với cùng kỳ lên 384,6 triệu tấn, thực tế thậm chí còn cao hơn mức kỷ lục 370,4 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2020. Xét về nguồn cung cấp, phần lớn lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Trung Đông. Ả Rập Xê-út là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc, chiếm 15,6% khối lượng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023.
Trong giai đoạn 9 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 59,8 triệu tấn dầu thô từ Ả Rập Xê-út, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng thời gian, nhập khẩu từ Iraq sang Trung Quốc tăng 13,5% so với cùng kỳ lên 41,6 triệu tấn và từ UAE tăng 30% so với cùng kỳ lên 28,9 triệu tấn. Khối lượng từ Oman tăng 15,5% so với cùng kỳ lên 29,8 triệu tấn, trong khi từ Kuwait giảm 21,6% xuống 16,8 triệu tấn.
Các chuyến hàng trực tiếp từ Nga tăng 33,6% so với cùng kỳ lên 41,5 triệu tấn trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Nga vẫn chiếm chưa đến 11% tổng lượng dầu thô nhập khẩu bằng đường biển của Trung Quốc. Nhập khẩu từ ASEAN tăng 57,7% so với cùng kỳ lên 37,6 triệu tấn và từ Nam Mỹ tăng 70,5% so với cùng kỳ lên 32,1 triệu tấn.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) được Tân Hoa Xã đưa tin, quốc gia này nhập khẩu 424,27 triệu tấn dầu thô trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Sản lượng dầu thô trong nước tăng 1,9% trong 3 quý đầu năm lên 156,72 triệu tấn, bao gồm 16,97 triệu tấn trong tháng 9.
Nguồn:Trung Quốc giữ vững “ngôi vương” nhập khẩu dầu thô