Hà Nội: 19°C
Thừa Thiên Huế: 23°C
TP Hồ Chí Minh: 28°C
Quảng Ninh: 18°C
Hải Phòng: 19°C

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/2: USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay 22/2 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.638 đồng.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/02: Đồng USD giảm mạnh do thuế quan Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 19/2: Đồng USD bật tăng sau động thái mới

Đóng cửa giao dịch ngày thứ Sáu, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bình ổn, cùng thời điểm giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại chủ yếu giảm xuống hoặc không đổi so với công bố phiên mở cửa hôm nay. Giá bán USD có nơi cao nhất đạt mức 25.786 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) là 106,70 điểm.

Cập nhật chiều tối ngày thứ Sáu (21/2), tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.638 đồng/USD. Giá bán USD ở các ngân hàng thương mại lớn chủ yếu giảm xuống hoặc giữ nguyên so với phiên trước đó. Giá bán cao nhất đạt mức là 25.786 đồng/USD. Chỉ số USD Index (DXY) là 106,70 điểm.

Cụ thể, tại ngân hàng Vietcombank, tỷ giá hiện là 25.290 - 25.680 đồng/USD, mua vào và bán ra, giảm 30 đồng cả hai chiều so với phiên trước.

Ngân hàng BIDV bắt đầu nghỉ cuối tuần, niêm yết giao dịch tại mức 25.305 - 25.665 đồng/USD, mua vào và bán ra, lùi 15 đồng so với phiên trước. Cùng thời điểm, Techcombank niêm yết giao dịch ở mức 25.264 - 25.786 đồng/USD, giữ nguyên so với phiên trước đó.

Tại Eximbank niêm yết là 23.883 - 25.720 đồng/USD. Còn ACB niêm yết giao dịch tại 25.320 đồng/USD - 25.700 đồng/USD (mua vào - bán ra), bằng công bố của phiên trước.

Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do chiều tối nay giao dịch quanh mốc 25.615 - 25.715 đồng/USD, không điều chỉnh mới so với phiên trước.

Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/2: USD giảm nhẹ
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/2: USD giảm nhẹ

Trên thế giới, đồng USD đã tăng so với nhiều loại tiền tệ khác vào phiên giao dịch vừa qua, bao gồm đồng EUR, đồng bảng Anh và các loại tiền tệ gắn liền với hàng hóa như đồng AUD, khi các nhà đầu tư củng cố vị thế trước cuối tuần, hướng đến nhiều dữ liệu lạm phát hơn vào tuần tới và theo dõi những động thái xoay quanh chính sách thuế quan.

“Đồng USD đang trải qua một đợt phục hồi kỹ thuật sau khi chịu một đợt bán tháo kéo dài trong những tuần gần đây và các loại tiền tệ khác cũng đang chứng kiến đà giảm khi lo ngại về thương mại quay trở lại”, Karl Schamotta, chiến lược gia thị trường tại Corpay ở Toronto, Canada cho biết.

Tuy nhiên, đồng USD đã thu hẹp mức tăng sau khi dữ liệu của S&P Global công bố ngày 21-2 cho thấy hoạt động kinh doanh của Mỹ trong tháng 1 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng cùng với sự sụt giảm trong dữ liệu bán nhà hiện có của Mỹ.

Các báo cáo này vẫn ủng hộ triển vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm nay, mặc dù Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong vài tháng tới.

Theo tính toán của LSEG, hợp đồng tương lai lãi suất của Mỹ hiện đang định giá mức cắt giảm khoảng 44 điểm cơ bản trong năm nay, tăng so với mức 38 điểm cơ bản vào một ngày trước đó. Dữ liệu của LSEG cho thấy Fed có khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất một lần nữa tại cuộc họp chính sách vào tháng 9 hoặc tháng 10.

Tiếp theo, thị trường sẽ hướng đến chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Fed, dự kiến công bố vào tuần tới để xác nhận thêm về lộ trình lãi suất của Ngân hàng Trung ương.

Trong phiên giao dịch buổi chiều, đồng EUR đã giảm so với đồng USD sau một loạt các cuộc khảo sát hoạt động kinh doanh cho thấy sự suy giảm mạnh vào đầu tháng 2 tại Pháp và chỉ cải thiện nhẹ ở Đức - hai động lực tăng trưởng của khu vực đồng EUR. Đồng EUR chốt phiên giao dịch giảm 0,4% xuống còn 1,0461 USD, trên đà giảm ngày lớn nhất kể từ đầu tháng 2.

Đồng USD cũng tăng so với các loại tiền tệ hàng hóa như AUD, NZD và CAD, nhưng thấp hơn một chút so với đồng franc Thụy Sĩ ở mức 0,8972.

Tuy nhiên, so với đồng yên Nhật, đồng USD đã giảm 0,4% xuống mức 149,02 sau khi chạm mức thấp mới trong 11 tuần là 148,93 trước đó.

Đồng yên tăng giá khi đợt bán tháo trái phiếu chính phủ Nhật Bản đã đẩy lợi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2009. Điều đó đã thúc đẩy kỳ vọng về nhiều đợt tăng lãi suất hơn ở Nhật Bản. Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda đã nhanh chóng phủ nhận, cho biết Ngân hàng Trung ương có thể kiềm chế lãi suất dài hạn bằng cách mua trái phiếu chính phủ. Theo đó, đồng yên Nhật đã tăng khoảng 3,9% so với đồng USD tính từ đầu tháng 2 đến giờ.

Tại Mỹ, dữ liệu cho thấy Chỉ số PMI tổng hợp đã giảm từ mức 52,7 vào tháng 1 xuống mức 50,4 trong tháng này, điều này đã kéo đồng USD giảm so với đồng yên. Trong khi đó, doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ cũng giảm nhẹ hơn dự kiến với mức giảm 4,9% vào tháng trước.

Nhìn chung, đồng USD đã phải vật lộn để tăng sức hút trong vài tuần qua. Chỉ số này đã giảm 1,7% vào tháng 2, hướng đến mức giảm tháng lớn nhất kể từ tháng 8.

Trong khi đó, đồng bảng Anh cũng giảm 0,3%, xuống mức 1,2631 USD, chịu sức ép từ sức mạnh chung của đồng USD. Đồng bảng Anh đã tăng giá trước đó sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Anh tăng cao hơn dự kiến vào tháng 1. Một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động kinh doanh của Anh đã mở rộng vào tháng 2, mặc dù các nhà tuyển dụng đã cắt giảm mạnh biên chế.

Nguồn: Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 22/2: USD giảm nhẹ

PV
thuongtruong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số

Chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số
Kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?

Đâu là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%?
Để kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, một trong những động lực quan trọng nhất chính là đầu tư công. Thậm chí, đầu tư công được cho là “chìa khóa” cho tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2025.

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023 cho thấy, sản xuất nông nghiệp nói chung vẫn luôn là hoạt động phát sinh chất thải hàng đầu tại khu vực nông thôn, nổi bật là nước thải (từ hoạt động chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản), phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, bao bì phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền

Cù Lao Chàm vận động ngư dân và du khách mang rác về đất liền
Để bảo vệ môi trường đảo ngọc Cù Lao Chàm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đang kêu gọi, vận động người dân, du khách mang rác về đất liền mỗi khi rời đảo.

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?

Ngân hàng tiếp tục bơm vốn cho bất động sản, nên mừng hay lo?
Nhiều chuyên gia cho rằng, tín dụng hiện chiếm hơn một nửa trong tổng nguồn vốn cho bất động sản, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các ngân hàng phải lấy vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là điều rất nguy hiểm. Do đó, thị trường cần thêm nhiều kênh dẫn vốn nữa như trái phiếu, tín phiếu… hay cần thêm nhiều quỹ đầu tư, quỹ phát triển,…